Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Du lịch Campuchia cùng đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ

 Cô được nhận ra và niềm nở chào đón khi đến Campuchia ngay từ khi xuống sân bay Siêm Riệp.
Không những vậy, đi đến đâu, Lý Nhã Kỳ cũng được khán giả xin chụp hình chung và xin chữ ký; ngay cả khán giả của Hàn Quốc, Singapore và cả Đan Mạch, Pháp… cũng nhận ra Lý Nhã Kỳ, và dành nhiều lời khen tặng vẻ đẹp nổi bật của cô.

Khi Lý Nhã Kỳ mặc trang phục truyền thống của Campuchia được cách điệu, cô làm bao người trầm trồ thán phục.


Thấy Lý Nhã Kỳ tạo dáng chụp ảnh khí thế ở đền Angkor trong tà áo dài của nhà thiết kế Võ Việt Chung, nhiều du khách Việt Nam đã thốt lên thắc mắc: "Lý Nhã Kỳ xin thôi làm đại sứ du lịch Việt Nam để làm đại sứ du lịch Campuchia?".
Lý Nhã Kỳ cười nhẹ nhàng: "Kỳ đang quảng bá du lịch cả hai nước anh em"….
Sự xuất hiện của Lý Nhã Kỳ không chỉ gây "huyên náo" tại cụm đền Angkor mà gần như cả Siêm Riệp cũng nhốn nháo, nhất là chuyến viếng thăm chợ đêm tại Siêm Riệp. Khu chợ này rất nổi tiếng với những du khách quốc tế.
Chính giới truyền thông của Campuchia đã ví sự xuất hiện của Lý Nhã Kỳ không khác gì sự xuất hiện của Angelina Jolie của mấy năm trước khi cô này đến Siêm Riệp.

Trước sự đón tiếp nồng hậu của người dân Campuchia, Lý Nhã Kỳ hứa sẽ quay trở lại Siêm Riệp và sẽ làm nhiều việc ý nghĩa cho kỳ quan thế giới đang có nguy cơ bị mai một này. Với tầm ảnh hưởng nhất định của mình ở quốc tế, Lý Nhã Kỳ đang cố gắng giúp cho nền du lịch Việt Nam và một số nước Đông Nam Á được quan tâm và chú ý nhiều hơn.Suốt chuyến đi, Lý Nhã Kỳ đã để lại cho ngành du lịch Campuchia nhiều ấn tượng. Thậm chí ông Tekreth Samrach Quốc Vụ Khanh phụ trách giao thông kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Angkor Air luôn nhắc lại với giới truyền thông trong và ngoài nước rằng ngành du lịch Việt Nam rất may mắn khi có một Đại sứ như Lý Nhã Kỳ, và Campuchia cũng rất nên có một đại sứ du lịch.
Một số hình ảnh của Lý Nhã Kỳ tại xứ Chùa tháp:

Món Salad bò Khmer-Campuchia thơm ngon đến giọt cuối cùng

Văn hóa ẩm thực của mỗi nơi mỗi vùng miền ,quốc gia có sự khác nhau,chăng hạn như Việt Nam có món Phở mang đạm chất Việt ,Lào thì có món Gà Savanakhet đầm đà và cực ngon, và Campuchia có món Lap Khmer – salad bò Khmer tái chanh phải nói là rất hấp dẫn thơn ngon đến miếng cuối cùng ,món này đã được nhiều khách du lịch campuchia đánh giá cao và trầm trồ


Một món ăn tái với nhiều thịt bò hơn là salad, lap Khmer, rất được yêu thích, đặc biệt là cánh mày râu ở Campuchia. Họ thích thịt bò gần như tươi sống. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hàng đều nướng qua thịt bò trước khi làm salad. Salad bò Khmer tái chanh gồm những miếng thịt bò thái mỏng được trần qua hoặc làm tái bằng nước chanh. Trộn cùng với cỏ chanh, hành, tỏi, nước mắm, húng quế, bạc hà, đậu đũa và tiêu tươi, thịt bò cho vị ngọt, mặn vừa đủ và thêm chút cay cay của ớt miếng.
Nguồn :Xe đi Campuchia - Công ty Du Lịch Thái Dương - Thái Dương Express

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Du Lịch Campuchia-Lào bụi,cảm nhận sự mới lạ của 2 đất nước này!!

Có thế nhìn nhận là 2 nước thuộc diện nghèo nhất Đông Nam Á ,tuy nhiên không phải vì thế mà đánh giá tháp tiềm năng du lịch 2 đất nước này ,họ có  rất nhiều danh lam thắng cảnh đặt biệt là khi du lich campuchia bạn cảm thấy điều này 
1. Đi Lào 
- Để đến Vientiane hay Pakse (một tỉnh nhiều người Việt sinh sống ở Lào), hãy ra Bến xe Miền Đông (TP.HCM) để mua vé xe. Xe khách khởi hành 20 giờ tối, giá vé 1,2 triệu đồng cho quãng đường 2.000 km. Nếu bạn chưa bao giờ đi qua miền Trung và con đường từ Lao Bảo sang Lào, đây là tuyến xe bus đáng để bạn thử.

That Luang, một địa danh nổi tiếng và tráng lệ ở Vientiane, Lào

Tuy nhiên, hành trình này khá dài và mệt mỏi. Bạn sẽ đến Lào sau khoảng 3 ngày 2 đêm và sẽ được ăn uống la cà ở cửa khẩu Lao Bảo, ngắm nhìn những cảnh tượng hùng vĩ ở con đường núi hoang sơ đến Lào.
- Nếu bạn muốn theo lộ trình đến thẳng tỉnh Pakse (có qua Campuchia)nên đi xe Minh Vũ (ĐT: 098 996 1234), xuất phát từ đường Hoàng Văn Thụ (Tân Bình), qua cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước). Giá toàn chặng: 800.000 VND/khách. Với lộ trình này, chỉ sau khoảng 1 ngày bạn đã có mặt ở Pakse. Từ Pakse rất sẵn các chuyến xe đi Vientiane.
- Từ Vientiane, bạn có thể tìm được xe bus để đi khắp các nơi nổi tiếng khác ở đất nước này. Hãy tận hưởng những buổi tối bên bờ sông Mekong, đến thăm Vườn Phật, thăm Sisaket (ngôi chùa cổ nổi tiếng), đi sang cầu hữu nghị Lào – Thái, hoặc đến thăm That Luang trứ danh.

Vườn Phật, một trong những địa danh nổi tiếng, với hàng trăm pho tượng Phật được đúc kì công và tinh tế
2. Đi Campuchia
- Nếu bạn đi một hành trình khác để du lịch Campuchia, một vé xe bus từ bất cứ nhà xe nào ở phố Tây Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM), hay đón xe tại 268 Cộng Hòa ,P13, Tân Bình , Văn Phòng công ty du lịch Thái Dương cũng có thể đưa bạn đến Phnom Penh và Siem Reap. Nếu đi Phnom Penh, bạn mất nửa ngày, còn để đến Siem Reap bằng xe bus, bạn sẽ phải ngồi trên xe 12 +- 13 giờ liền.
- Giá vé xe bus TPHCM đến Siem Reap khá rẻ, chỉ khoảng 22 USD (470.000 đồng) và chênh lệch vài chục ngàn giữa các nhà xe. Con đường này tuyệt đối an toàn và từ lâu đã là tuyến tham quan nổi tiếng mà nhiều người Việt rất thích. Bạn chỉ mất 12 giờ và được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của kì quan thế giới – cụm đền Angkor.
 Liên hệ tổng đài đặt vé xe 028.62 74 64 27 | 093 856 9 108 Công ty Du Lịch Thái Dương 268 Cộng Hòa , P13 , Tân Bình  ==> www.xedicampuchia.com
hiện là công ty tổng đại lý xe đi Campuchia cho các hãng như Sorya -168 , Sapaco , Virakbun tham - thái Dương , Xe giường nằm đi Campuchia , xe danh danh , xe long phuong, xe phương heng...

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Du Lịch Campuchia tham quan Cố đô Sambor Prei Kuk cổ kính

AngKor Wat nổi tiếng ở tỉnh Siem Reap đã quá nổi tiếng ,tuy nhiên đi nhiều cũng cảm thấy nhàm ,Viet Viet giới thiệu cho bạn địa điểm Du lịch campuchia cũng không kém phẩn hấp dẫn là:
1. Cố đô Sambor Prei Kuk

Được xây dựng vào thế kỷ 7, nguyên là kinh đô của vương quốc Chân Lạp xưa, Sambor Prei Kuk còn có niên đại sớm hơn cả các di tích trong quần thể Angkor. Cố đô gồm 140 ngôi đền tháp hình ống cao, trong đó có một đền gọi là Đền Sư tử, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo chính.
Đền Sambor Prei Kuk còn có niên đại sớm hơn cả các di tích trong quần thể Angkor

Nghệ thuật kiến trúc đền chùa ở Sambor Prei Kuk mang phong cách độc đáo của Khmer cổ, chỉ chịu ảnh hưởng chút ít của kiến trúc Ấn Độ. Sambor Prei Kuk không đồ sộ như Angkor, nhưng vẻ trầm mặc, sự thô ráp mạnh mẽ toát lên từ những ngôi đền tháp còn lại sau bao biến thiên của lịch sử cũng đủ làm rung động du khách.
Đường đi: Cố đô Sambor Prei Kuk ở phía Bắc tỉnh Kampong Thom thuộc vùng Biển Hồ – nằm giữa con đường đi từ Phnom Penh đến Siem Reap. Chợ trung tâm Kampong Thom cách khu di tích 30 km. Từ đây bạn có thể đi xe ôm đến Sambor Prei Kuk sau khoảng 2 giờ, phí: 5 – 10 đô/người.
Liên hệ đặt vé xe đi Campuchia Công ty du lịch Thái Dương 268 Cộng Hòa , Phường 13, tân bình
Tell : 028.62 74 64 27 | 093 856 9108
http://www.xedicampuchia.com/xe-di-campuchia

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Du lịch Campuchia tham quan cung điện hoành tráng tại thủ đo Phnom Penh

Phnom Penh: là thủ đô của Vương quốc Campuchia, là một trong những điểm đến quan trọng nhất của Campuchia. Đến với Phnom Penh, không thể bỏ qua các danh thắng và di tích nổi tiếng:
  • Cung điện Hoàng gia Campuchia với hai di tích chùa Bạc và Đền thờ Phật Lục Bảo là một trong những điểm tham quan phổ biến nhất của  Campuchia
  • Chùa Wat Phnom
  • Bảo tàng quốc gia Campuchia
  • Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (nhà tù S-21)
  • Cánh đồng chết Choeung Ek nơi chế độ Khmer Đỏ đã hành quyết rất nhiều người dân vô tội
  • Chùa Wat Botum nơi Pol Pot sinh sống thời niên thiếu
  • Đền tưởng niệm Độc Lập và Giải Phóng
  • Sân vận động Olympic, nơi đáng lẽ đã diễn ra giải đấu thể thao Asian Games vào những năm 60 nhưng do đã bị hủy do tình hình chính trị lúc đó.

Khu vui chơi buổi chiều tối nổi tiếng ở Phnom Penh là khu bờ sông Sisowath Quay, với nhiều quán bar, café, shop, giống như khu phố Tây ở Sài Gòn. Đối với những khách du lịch Campuchia thích quần áo hàng hiệu, khu chợ Nga Russian Market là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Campuchia. Phnom Penh là nơi có nhiều xưởng sản xuất quần áo cho các hãng lớn như Levis, CK, Ralph Lauren…, các mẫu hàng thường được tuồn ra ngoài ở khu chợ này với giá rất hấp dẫn.
Siem Reap: là điểm đến nổi tiếng của du lịch Campuchia, với vị trí trọng yếu gần Biển Hồ Tonle Sap, thành phố bên sông Battambang và quan trọng nhất là quần thể di tích, phế tích Angkor. Ngoài vai trò là thành phố trung chuyển cho các điểm du lịch Campuchia nổi bật khác, Siem Reap cũng không thiếu có điểm tham quan đáng chú ý trong nội thành:
  • Bảo tàng Quốc gia Angkor: trưng bày các mẫu vật thể hiện lịch sử Angkor với những công nghệ hiện đại. Ấn tượng nhất là căn phòng 1000 Phật.
  • Chùa Wat Bo: pha lẫn kiến trúc Pháp và các chi tiết Phật giáo ảnh hưởng của Thái.
  • Chùa Wat Preah Prom Rath: ngôi chùa 500 tuổi với tượng Phật nằm
  • Trang trại tơ lụa Angkor: không cách xa trung tâm thành phố nhưng lại nằm trong khu vực miền quê khá thoáng đãng, tại đây bạn có thể chứng kiến quy trình làm tơ lụa của người Campuchia.

Một trong những khu vực sầm uất nhất trong thành phố là khu Chợ Cũ (Old Market) với các nhà hàng, quán ăn đủ mọi mức giá. Còn nếu muốn đến những quán bar sôi động, hãy ghé đường Pub Street, được xem là khu phố Tây của Siem Reap và của du lịch Campuchia, tương tự khu Khao San ở Bangkok hay Bùi Viện ở Sài Gòn.
Một số địa điểm du lịch Campuchia khác có thể đến được từ Siem Reap: quần thể di tích Banteay Chhmar ở tỉnh Banteay Meanchey kế cận, Trung tâm Bướm Banteay Srei nằm gần đền Banteay Srei ở ngoại vi quần thể di tích Angkor và đồi Phnom Bok (20km về phía Đông Bắc của Siem Reap) với những phế tích hùng vĩ, quần thể di tích đền kim tự tháp Koh Ker (cách Siem Reap 120km) và quần thể di tích cố đô Sambor Prei Kuk ở gần thành phố Kampong Thom. Đây đều là những di tích quý báu góp phần phát triển ngành Du lịch Campuchia.
Liên hệ Mua vé xe đi Campuchia tết 2019 tại Công ty du lịch Thái Dương 302 Cộng Hòa , Phường 13, tân Bình

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Núi Bokor bí mật thiên đường nơi trần thế của đất nước Campuchia

Du lịch là lựa chọn hợp lý để xua tan bớt đi những muộn phiền của cuộc sống giúp con người tươi trẻ và tràn đấy năng lượng tuy nhiên để chọn cho mình một chuyến đi đầy ý nghĩa và rất kinh tế Công ty Du Lịch Thái Dương xin giới thiệu cho bạn tour những cung đường du lịch Campuchia núi bokor "thiên đường nơi trần thế" nơi qui tụ những bí ẩn của vũ trụ đang chờ đợi bạn khám phá
Núi Bokor (có tên tiếng Việt là Tà Lơn) nằm trên địa phận tỉnh Kampot, Campuchia. Công viên quốc gia trên núi được vua Norodom Sihanouk thành lập năm 1993, là điểm du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu của đất nước này.
Vào năm 1917, vì quá yêu thích phong cảnh hoang vu rung động lòng người và không khí mát mẻ của Bokor, các quý tộc Pháp đã xây dựng một khu nghỉ dưỡng nơi đây để trở về sau những ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng ở Phnom Penh. Hiện tại, những kiến trúc này vẫn tồn tại trong trạng thái nguyên vẹn hoàn hảo ở đỉnh Bokor và tạo nên một địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn.
Bên cạnh đó, một Thansur Bokor Highland Resort được xây dựng với những kỹ thuật tiên tiến bậc nhất cũng sẽ tạo cho du khách có những ngày nghỉ tuyệt vời trên ngọn núi linh thiêng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ, một vẻ đẹp thanh thản và tuyệt hảo.

Ngoài các quý tộc Pháp, vua Monivong của Campuchia cũng không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn huyền bí của Bokor. Ông thường xuyên dành thời gian quay lại khu nghỉ dưỡng của mình tại đây để lắng lòng trước Bokor trong hoàng hôn và ánh chiều tà. Vẻ đẹp nao lòng của Bokor cũng được sử dụng làm cảnh quan trong bộ phim Hollywood “Thành phố ma” (2002) và R-point (2004).
Từ góc nhìn tâm linh, Bokor vốn là điểm đến của những bậc thầy trong các tôn giáo để luyện tập và đạt đến giác ngộ. Họ là đức thầy Tây An, đức Huỳnh Giáo chủ, Sư thầy từ núi Tượng và các vị khác. Ngọn núi cũng sở hữu những truyền thuyết bí ẩn đằng sau sự tồn tại của nó,khiến các lượt khác Du Lịch Campuchia phải tò mò và muốn tìm hiểu nó.
Có người nói rằng, nơi đây từng là biển cả mênh mông, trải qua bao lần thay đổi địa chất để tạo thành núi Bokor hiện nay. Những hòn đá với những hình thù kỳ dị nằm rải rác trên đỉnh núi, chùa Năm Thuyền và chùa 500 vị Phật đã và đang là thánh địa linh thiêng dành cho các cuộc hành hương.
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về chuyện tình của công chúa Nagani và hoàng tử Preah Thong, tổ tiên dân tộc Khmer, cùng bí ẩn đằng sau năm hòn đá hình thú giống năm chiếc thuyền. Tượng Yeay mao, nhân vật linh thiêng theo tín ngưỡng của người Khmer, được dựng giữa núi tạo thành điểm đến tâm linh cho cả người bản xứ lẫn khách du lịch.
Liên hệ mua vé xe đi Sihanouk Ville Campuchia theo số 028.66 84 64 27 | 093 856 9108 Công ty Du Lịch Thái Dương 268 Cộng Hòa , tân Bình
http://www.xedicampuchia.com/xe-di-campuchia

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Những món ăn bình dân Campuchia


Theo Jimmy Travel nhận thấy xét về cơ bản, các món ăn tại Campuchia du khách Việt Nam đều ăn được.

Một số món ăn thông dụng khi đi Du lịch Campuchia:
Món ăn từ Côn trùng
Người Campuchia rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn: từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon.
Hầu như du khách Việt Nam nào sang Campuchia cũng đều cố gắng tìm để thử những món ăn từ côn trùng một lần cho biết.
Đừng bất ngờ nếu bạn đang ăn món bò xào lại thấy kiến và ong lẫn trong miếng thịt bò nhá.

Mắm bồ hóc
Mắm bồ hóc, hay pohok, được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ  hoặc hủ đậy kín, sau vài tháng thì đem ra ăn. Đây là món ăn phổ biến của người Khmer (tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng có món này).

Hủ tiếu Nam Vang
Nam Vang chính là tên gọi của Phnompenh (ngày nay một số người Việt sống tại Phnompenh vẫn gọi Phnompenh là Nam Vang).
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nuớc dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào.

Hột vịt lộn (trứng vịt lộn)
Một món ăn quá phổ biến tại nhiều nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Philipine, Campuchia và tất nhiên là cả Việt Nam.
Người Campuchia gọi món ăn này là Pong tea khon (trong khi đó người Thái, người Lào gọi là Khai Luk; người Philipine gọi là balut).
Trứng vịt luộc được bán từng chục hay từng quả kèm muối tiêu là món ăn mà du khách tìm thấy rất nhiều khi đến với đất nước Campuchia.

Uống
Bia
Bia nổi tiếng nhất tại Campuchia là Angkor beer. Du khách có thể uống lon, chai hoặc bình (như bình uống trà đá). Giá cả của Angkor beer cơ bản là khá bình dân tuy nhiên giá bán tại các beer garden thì có phần cao hơn.

Nước thốt nốt
Nước thốt nốt được lấy trực tiếp từ cây thốt nốt được người dân lấy bằng thủ thuật của riêng mình. Thức uống này thơm và ngon nhưng không để được lâu và được uống trong ngày.

Rượu thốt nốt
Rượu thốt nốt (tức thốt chu - thốt nốt chua) một lọai rượu nhẹ được người dân ưu chuộng trở thành lọai 'rượu đặc sản'. Hiện tại một số vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) cũng đã có loại rượu thốt nốt.

Một số địa chỉ ăn uống tại Phnompenh:
Chợ
Hầu hết tất cả các chợ tại Phnompenh đều có những khu vực bán đồ ăn uống (cũng giống như Việt Nam), tại đây du khách có thể có cơ hội được thưởng thức những món ăn chế biến theo đúng kiểu của người Campuchia. Có những món ăn rất quen như lòng xào, cá kho nhưng cũng có những món ăn lạ như canh rau muống nấu với lòng heo :-/
Liên hệ mua vé xe đi Campuchia gọi 093 856 9 108 

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Khách du lịch càng ngày càng ưa chuộng đất nước Campuchia

Số liệu từ Bộ Du lịch Campuchia cho biết, lượng khách quốc tế đến nước này đã tăng 18,7% trong tám tháng vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, từ 2,3 triệu lượt khách lên 2,7 triệu lượt.

Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Bộ Du lịch Campuchia Kong Sopheareak, kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới đến nay, số lượng du khách đến nước này vẫn tiếp tục tăng nhờ tình hình chính trị về cơ bản vẫn ổn định, dù có một số tranh chấp giữa các đảng hậu bầu cử Quốc hội khóa V. Bên cạnh đó, công tác thúc đẩy du lịch của nhất là Tour du lịch Campuchia cũng ngày càng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, ông Sopheareak cũng lưu ý để cạnh tranh về du lịch với các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia cần nỗ lực hơn trong khía cạnh giá, đồng thời phải cải thiện cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn của các khách sạn, nhà hàng.

Du khách quốc tế đến Campuchia phần lớn đến từ Việt Nam với 584.862 lượt người, chiếm hơn 21% trong tổng số khách quốc tế đến nước này, tăng 12,4% so với năm 2012. Đứng thứ hai là từ Trung Quốc với 305.549 lượt người, tăng hơn 47% so với năm ngoái.

Tháng Chín vừa qua, Trung Quốc và Campuchia đã tăng cường quan hệ song phương bằng việc thiết lập thêm một đường bay giữa hai nước.

Campuchia đề ra mục tiêu thu hút hơn 4 triệu lượt khách du lịch trong năm nay và 5 triệu khách du lịch vào năm 2015./.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Những điều cần biết khi đi du lịch các nước đông nam á

Du lich Campuchia 
 Đặc sản : quý khách có thể mua Cá khô, Tôm khô Biển Hồ, đường Thốt Nốt.
 Quà lưu niệm, khác: Tốt nhất nên mua ở Phnom Penh – đồ trang sức bằng bạc, hang lưu niệm, quàn áo có in hình Angkor, quần áo Made in Cambodia của các hãng quần áo nổi tiếng, điện thoại di động,
Thái Lan
Người Thái rất coi trọng chế độ quân chủ và có lòng yêu quý sâu sắc, chân thành đối với nhà vua. Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào bạn có hành vi thiếu tôn kính hay nói điều gì xúc phạm đến nhà vua hoặc chế độ quân chủ của họ thì bạn sẽ mắc lỗi lớn với người Thái và sẽ phải chịu phạt.
Người Thái quan niệm rằng, ngưỡng cửa nhà là nơi thần linh cư ngụ, vì thế bạn tuyệt đối tránh giẫm lên đó và phải bỏ giày dép trước khi bước vào nhà, đền chùa hay điện đài.
Chạm vào nhà sư, đưa cho họ bất kỳ thứ gì một cách trực tiếp, nhất là phụ nữ là điều cấm kỵ tại vương quốc mà Phật giáo được xem như là quốc giáo. Do vậy, khi đứng trong một đám đông, hãy cố gắng tránh chạm vai của các vị sư. Không những thế, những hành động đụng chạm vào người khác như xoa đầu trẻ em, vỗ vai, vỗ lưng cũng bị coi là những cử chỉ xúc phạm.

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc với nhiều nền văn hoá dung hoà như văn hoá Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và nền văn hóa bản địa Orang Asli. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Vì thế, du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.Malaysia
Khi cho hoặc nhận tiền, quà hãy dùng tay phải. Tay trái bị xem là không sạch sẽ, vì thế khi ăn uống bạn cũng nên nhớ chỉ sử dụng tay phải.
Người Malaysia theo đạo Hồi chính thống, họ không uống rượu và ăn thịt heo vì đây là những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng đạo Hồi.
Nếu muốn đến thăm một gia đình người Malaysia, bạn nên gọi điện trước. Để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự.
Nếu bạn có những cuộc hẹn với người Malaysia vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.
Người Malaysia không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng chạm như xoa đầu hay xoa lưng người khác.

Singapore
Được biết đến như là một quốc gia sạch nhất thế giới, người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá và luôn áp dụng những quy định khắt khe để bảo vệ môi trường. Nếu bạn nhai kẹo cao su, hút thuốc lá hoặc xả rác ở nơi công cộng sẽ bị phạt hàng trăm, thậm chí 1.000 đôla và phải lao động công ích trong 12 giờ, nếu phản đối có thể bị phạt roi. Tại một số nơi khác, nếu bạn muốn hút thuốc thì phải xin phép người đối diện.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương.
Lào
Những hành động như hôn tay hay ôm eo phụ nữ bị coi là hành động tối kỵ ở Lào, đặc biệt là đối với những cô gái chưa chồng thì càng bị xem là khiếm nhã. Vì thế, du khách khi muốn chụp ảnh cùng một cô gái bản xứ xinh đẹp, bạn nên cất gọn hai tay ra đằng sau lưng hoặc để hết ra phía trước, tuyệt nhiên không được vi phạm.
Khi tham gia giao thông, bạn không nên bấm còi inh ỏi. Mặc dù hành động không bị cấm ở đất nước này, nhưng người dân ở đây xem chiếc còi… là chi tiết thừa nhất trên một cái xe. Hiếm khi bạn thấy người Lào bấm còi, nên nếu bạn giữ thói quen sử dụng còi xe như ở Việt Nam, người ta sẽ rất khó chịu, thậm chí còn tưởng bạn là người ngoài hành tinh.
Người Lào rất tôn thờ đạo Phật, khi đến thăm chùa chiền bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, ăn mặc hở hang hay có những lời nói khiếm nhã.

Những du khách với trang phục "thiếu vải" như quần short hay áo dây sẽ khiến người Indonesia rất khó chịu và không có cảm tình. Họ có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và dài đến đầu gối.
Indonesia
Nếu bạn muốn đến tham quan đền chùa hay nhà thờ thì phải ăn mặc chỉnh tề và cởi giầy trước khi vào. Ngoài ra, bạn cũng không nên hẹn người Indonesia từ lúc 11h trưa đến 13h chiều ngày thứ sáu vì thời gian này hầu hết mọi người đều đến nhà thờ.
Philippines
Ở Philippines, nếu muốn chỉ một vật nào đó họ sẽ dùng ánh mắt của mình hướng đến vật đó hoặc diễn tả bằng miệng.
Người Philippines rất coi trọng cộng đồng nên họ ít để lộ sự bất đồng ý kiến và làm mất mặt người khác.
Tổng quan  cho thấy xe đi campuchia tết 2017 là địa điểm lý tưởng mà lại rẻ,thú vụ

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Phiêu du thưởng ngoạn Siem Reap


Với những ai thích phượt, đất nước Chùa Tháp vào mùa khô là một địa điểm lý tưởng với nhiều danh thắng đẹp, nền văn hoá thú vị với mức ngân sách bỏ ra không quá cao cho chuyến du lich campuchia tet 2017 thú vị
Hành trang chuẩn bị khám phá những ngôi đền Angkor
Khi lên lịch trình khám phá Campuchia, 2/3 quỹ thời gian của bạn nên dành cho thành phố du lịch Siem Reap, nơi có những ngôi đền được xây dựng từ thế kỉ thứ 8 như: Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon, Ta Prohm…
Đây là nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ xưa nhất Campuchia với những bí ẩn chưa được giải đáp về cách thức vận chuyển những tảng đá lớn để xây dựng nên những khu đền hùng vĩ. Bên cạnh đó, không khí trong lành, con người thân thiện và những nét văn hoá Khmer đặc trưng sẽ làm cho bạn hài lòng khi tới nơi này.

Đền Bayon – một trong những địa điểm không thể bỏ qua của Angkor Thom

Thời gian di chuyển từ Sài Gòn tới Siem Reap bằng xe khách sẽ kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ, do vậy hãy chọn loại xe có toilet và chất lượng dịch vụ tốt để chuyến đi của mình không quá mệt mỏi. xe Sorya  , Xe Virak bun tham Thái Dương và xe Sapaco là 03 hãng xe đường dài được đa phần dân phượt lựa chọn khi đi du lịch Siem reap Campuchia, Còn đi Phnom penh thì có nhiều hãng như Khải Nam , Danh Danh , Phương heng , Phương trinh , hay xe giường nằm đi campuchia,,,. Nếu ngân sách rủng rỉnh thì bạn có thể lựa chọn đi máy bay, như thế quỹ thời gian du lịch tại Siem Reap sẽ được tăng lên khá nhiều.

Hãy dành thời gian thưởng thức múa Apsara - nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của Campuchia
Một khách sạn tuyệt vời tại Seam Reap sẽ phải là khách sạn gần chợ đêm, đặc biệt là gần Le Pub Street. Đây là khu phố dành cho khách du lịch với nhiều địa điểm ăn uống phong phú, nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn của người Khmer như Amok, cari, gỏi xoài, Tom Yum... đồng thời cũng là nơi có nhiều quán bar, café và các địa điểm massage với cá (thả cá vào bể để cá rỉa-masage khắp người) rất thú vị. Đây là khu phố lý tưởng sau một ngày thưởng ngoạn các di tích và thắng cảnh tại Siem Reap.

Khung cảnh nhộn nhịp cuối tuần tại Pub Street
Giá khách sạn và nhà nghỉ tại Siem Reap rẻ hơn tại Pnompenh và bạn có thể book trước trên các website như Trip Advisor hoặc Hostel world; các bạn cũng có thể nhờ Tuk tuk tại bến xe giới thiệu khách sạn cho mình với giá giao động từ 10 USD đến 25 USD/ngày tuỳ vào vị trí và chất lượng khách sạn.
Khác với đi du lịch theo tour khi mà bạn được chăm sóc trọn vẹn cho toàn hành trình, khi du lịch tự túc thế này, hãy lựa chọn Tuk tuk thật kĩ và thỏa thuận giá cả từ đầu để có một chuyến đi trọn vẹn. Hãy chọn Tuk tuk khá tiếng Anh nhé, họ cũng sẽ là một trong những “hướng dẫn viên du lịch” của bạn đấy.
Không quá khó để thuê hướng dẫn viên du lịch ở đây, bạn có thể nhờ khách sạn đặt giúp. Nếu đi theo nhóm đông, hãy dành một khoản tiền cho việc này vì họ sẽ giúp bạn hiểu hơn văn hóa Campuchia, ý nghĩa từng địa điểm và lựa chọn những khung cảnh đẹp nhất, cung đường khám phá di tích thú vị nhất.
Giá vé tham quan toàn bộ các di tích tại Angkor Wat và Angkor Thom là 20 USD/ngày. Nếu bạn có nhiều thời gian du lịch, hãy mua vé tham quan 3 ngày với giá 40$ USD hoặc 1 tuần với giá 60 USD và tới thăm hết tất cả các đền cổ tại đây.
Trong trường hợp bạn du lịch dài ngày và có 2 đến 3 ngày tại Siem Reap, hãy dành 1 ngày trải nghiệm danh lam thắng cảnh và đời sống văn hóa tại đây bằng xe đạp nhé. Đi xe đạp dạo quanh Angkor Wat và chuẩn bị đồ ăn như một chuyến picnic nhẹ nhàng ven hồ Angkor Wat sẽ là một kỉ niệm khó quên trong hành trình tại Campuchia.

Siem Reap và những khoảng khắc không thể bỏ qua
Nếu chọn hành trình chỉ có một ngày tại Siem Reap, hãy dậy thật sớm vào buổi sáng để ngắm bình minh tạiAngkor Wat.
Thông thường, bạn có thể hẹn Tuk Tuk đến khách sạn đón bạn từ 5h đến 5h30 và mất khoảng 20 phút để tới Angkor Wat. Nếu yêu cầu đi từ sáng sớm như vậy sẽ phải trả thêm tiền cho Tuk Tuk, tuy nhiên đừng tiếc khoản tiền này vì khung cảnh ngôi đền cổ trong buổi bình minh huy hoàng và tráng lệ sẽ không làm bạn hối tiếc.
Với kiến trúc gồm 5 tòa tháp lớn tượng trưng cho ngọn núi Meru của Ấn Độ được xây hướng về phía mặt trời lặn, hình ảnh ngôi đền cổ do đế chế Khmer xây dựng nổi bật trên nền trời sáng sớm là khung cảnh không thể nào quên.




Đã tới Angkor Thom thì nhất thiết phải tới Ta Prohm, nơi được chọn là phim trường cho bộ phim Bí Mật Ngôi Mộ Cổ. Đây là ngôi đền theo phong cách Bayon được xây dựng từ cuối thế kỷ 12 đầu thế kỉ 13. Ta Prohm mang vẻ đẹp cuốn hút bởi hình ảnh những cây Tung và Knia cổ thụ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát bởi chiến tranh và thời gian.
Xây dựng cùng thời với Ta Prohm là đền Preah Khan, ngôi đền bị tàn phá nhiều hơn và xa hơn nên ít được thăm viếng. Trong đền có biểu tượng của Linga và Yoni được đặt ở giữa chính điện. Nơi đây còn có đền “vỗ ngực” - nghe âm thanh vọng lại khi vỗ vào ngực mình. Thuở xưa, nhà vua sùng đạo Phật, thường đến nơi đây những đêm rằm để cầu nguyện khi lòng còn ấm ức.
Vào cuối ngày, hãy yêu cầu Tuk tuk đưa bạn đến núi đền Bakheng, đây là nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp với độ cao 65m và nhìn được toàn cảnh Siem Reap. Vào mùa này, mặt trời sẽ lặn từ 17h đến 18h và nếu bạn tới đây vào những dịp cuối tuần thì sẽ phải xếp hàng lên núi. Do vậy, bạn nên đến đây từ trước 17h giờ và leo bộ khoảng 15 phút lên núi để có thời gian chọn cho mình một vị trí ngắm và chụp ảnh cảnh mặt trời lặn dần sau khu đền Angkor vô cùng tráng lệ.


Banteay Srei, đền thờ nằm cách quần thể Angkor 25km về phía Đông Bắc, được xây dựng từ năm 967 sau công nguyên, xây chủ yếu bằng đá sa huỳnh đỏ, với rất nhiều kiệt tác điêu khắc trang trí trên đá tuyệt đẹp. Con đường đến thăm Banteay Srei cũng sẽ đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm về cuộc sống người nông dân Campuchia. Bạn cũng có thể mua đường thốt nốt được nấu ngay tại các quầy hàng dọc đường để làm quà.
Tới Siem Reap, bạn đừng quên Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân Campuchua. Đây là nơi có khu làng người Việt sinh sống và hãy mang một chút quà bánh dành cho trẻ em khi đến thăm nơi này.




Ẩm thực Siem Reap
Ẩm thực Sieam Reap rất phong phú với các món ăn Khmer cũng như các món ăn Việt, Thái, Âu… do đây là thành phố du lịch. Bạn nên ăn thử Amok - món ăn mang đầy đủ hương vị đặc trưng của đất nước Chùa Tháp với vị ngọt béo của nước dừa cùng vị ngọt của đường thốt nốt, mắm prohok và hương lá chuối rất riêng.
Tại Campuchia bạn có thể sử dụng Đô la Mỹ hoặc đồng Rial Campuchia và giá trung bình cho một suất ăn ổn với A-mok hoặc cari khoảng từ 2 - 5USD (khoảng 40 - 100 nghìn đồng). Nếu vào các khu chợ thay vì các tuyến phố du lịch thì giá còn rẻ hơn nữa.
Một số hình ảnh du lịch Siem Reap:


Du lịch Campuchia Tết 2017 bằng xe đạp bạn thấy thế nào???

Còn gì hấp dẫn hơn khi ngồi trên chiếc xe đạp lướt thướt trên từng thắng cảnh cổ kính và huyền bí Campuchia ,bạn đã có dự định cho mình một chuyến Xe đi du lịch campuchia tết 2017 như thế này chưa.

Các ngôi đền khảo cổ Angkor Park, nằm ngay bên ngoài của Siem Reap, Campuchia kho báu vĩ đại nhất của lịch sử và là một trong những điểm tham quan tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á. Được chỉ định một Di sản Thế giới của UNESCO, công viên có hàng trăm đá cấu trúc

Các ngôi đền khảo cổ Angkor Park, nằm ngay bên ngoài của Siem Reap, Campuchia kho báu vĩ đại nhất của lịch sử và là một trong những điểm tham quan tuyệt vời nhất ở Đông Nam Á. Được chỉ định một Di sản Thế giới của UNESCO, công viên có hàng trăm đá cấu trúc chạm khắc được xây dựng trên sáu thế kỷ giống như thần, các vị vua của Đế quốc Khmer. Một số các bộ hài cốt và tàn tích của những ngôi chùa này đã được bảo tồn và phục hồi trong khi những người khác suy yếu trong vòng tay của núi rừng lấn. Mặc dù nhiều du khách lựa chọn cho tour du lịch xe buýt nhóm hoặc thuê xe tuk-tuk trình điều khiển cho ngày trong khi đi du lịch đến Angkor, các tuyến đường do-it-yourself quanh công viên tốt nhất là khám phá bằng xe đạp.

Du lịch campuchia bằng xe đạp
Kế hoạch đi xe khoảng 20 dặm mỗi ngày.
Du lịch bằng xe đạp
Phong cách đường xe đạp tour du lịch tại Ý. Đi như một Pro trong Veneto & Tuscany
Chuyến đi xe đạp tự hướng dẫn
Bước 1
Thuê một chiếc xe đạp ở trung tâm Siem Reap. Trong khi một số nhà nghỉ cung cấp cho thuê xe đạp của riêng mình, Lonely Planet đề nghị thuê tổ chức từ thiện địa phương Xe đạp trắng
Giá thuê từ $ 2 và $ 5, và có thể yêu cầu bạn phải trình hộ chiếu hoặc một số hình thức khác của chủ nhân..
Bước 2
Mua bản đồ của Công viên khảo cổ Angkor ở Siem Reap, hoặc từ một trong những cá nhân nhiều khách du lịch người bán trong công viên. Cuốn sách hướng dẫn của bạn có thể có một bản đồ của hai mạch chính trong công viên, quá. Đối với kế hoạch trước khi du lịch, bạn có thể muốn nhìn vào Canby Publications (canbypublications.com) bản đồ và kiến nghị hướng dẫn tư nhân sẵn sàng để chu kỳ và hướng dẫn bạn thông qua Angkor.
Bước 3
Gói một túi với nhiều nước trong ngày, một số thực phẩm, giày đi bộ, kính mát, kem chống nắng và máy ảnh của bạn. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp trong công viên, nếu bạn không nhớ trả tiền gấp đôi cho bữa trưa của bạn. Nếu bạn có một cuốn sách với các tuyến đường du lịch hoặc thông tin về những ngôi đền, bạn sẽ muốn mang lại cho điều này là tốt.
Bước 4
Trụ phía bắc của Siem Reap đối với Angkor dọc theo con đường chính. Trong khoảng bốn dặm, bạn sẽ nhấn trung tâm nhập học cho khảo cổ Angkor Park, nơi bạn có thể mua một vượt qua một ngày với $ 20, ba ngày với $ 40 hoặc bảy ngày với $ 60. Giữ vượt qua tiện dụng, như bạn sẽ được hỏi để hiển thị nó bất cứ khi nào bạn nhấn một biên giới của công viên.
Bước 5
Tiếp tục đi về phía bắc vượt qua lối vào Angkor Wat, một trong những ngôi đền lớn nhất và vĩ đại nhất. Angkor cung cấp các cơ hội chụp ảnh tốt nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, nhưng đây cũng là thời gian bận rộn nhất cho du lịch và bạn sẽ thấy khu vực đông đúc, đặc biệt là trong mùa cao điểm của Angkor, December-January, đó là, mùa đông khô lạnh, và tháng -October, mùa mưa, ẩm ướt tươi tốt.
Trong mùa mưa, mang theo một chiếc áo khoác không thấm nước, trọng lượng nhẹ cho các trận mưa lớn đột ngột ngắn.
Bước 6
Chọn các mạch ngắn, khoảng một chuyến đi 7 km xuyên qua thủ đô Khmer Angkor Thom và Đông hướng Ta Prohm. Bạn sẽ chuyển về phía nam, trở lại Angkor Wat, khi bạn đạt Banteay Kdei để hoàn thành chuyến đi ngắn mạch. Dừng lại để khám phá như nhiều ngôi chùa dọc theo con đường như bạn muốn. Nhớ uống nhiều nước trên đường đi, như nhiệt độ và độ ẩm có thể khủng khiếp khử nước.
Bước 7
Cách khác, chọn các mạch lớn, trải dài khoảng 12 1/2 km từ Angkor Wat, thông qua Angkor Thom và về phía bắc và phía tây Ta Som và Pre Rup trên các cạnh bên ngoài trước khi đi về hướng nam qua Banteay Kdei, nơi mà nó lại gia nhập ngắn mạch trở lại Angkor Wat.
Bước 8
Hãy xem xét hướng về phía Nam từ Siem Reap đến Tập đoàn Rolous của ngôi đền, một ít được biết đến, nhóm nhỏ hơn, một lựa chọn khác đi xe đạp. Đi một hướng dẫn với các bạn cho nhóm này là rất khuyến khích, như các ngôi chùa xa hơn và khó khăn hơn để xác định vị trí.
Hướng dẫn du lịch
Bước 1
Hãy xem xét các công ty du lịch xe đạp sẽ đưa bạn vào một tuyến đường có hướng dẫn thông qua những ngôi đền. Cho thuê xe đạp và hành trình một vài ngày sẽ được lên kế hoạch cho bạn và làm giảm các bạn làm nhiều kế hoạch cho mình.
Bước 2
Gói nước, kem chống nắng và máy ảnh cho cuộc hành trình vì vậy bạn sẽ được chuẩn bị cho cơ hội chụp ảnh nhiệt, kiệt sức và không giới hạn. Mặc dù một ngày đi xe đạp thường không hơn 25 km, nhiệt độ và độ ẩm có nhiều mệt mỏi hơn bạn có thể tưởng tượng, vì vậy hãy chắc chắn để ở ngậm nước và làm hết sức của bạn để tránh CN ghi.
Bước 3
Gặp gỡ nhóm tour du lịch của bạn tại thời gian và địa điểm họp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để trả tiền trước. Lời khuyên cho hướng dẫn viên đặc biệt tốt luôn được đánh giá cao.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Cần biết những gì khi đi du lich campuchia tết 2017 ???


Xe di du lịch Campuchia Tet 2017 là nơi lý tưởng để bạn có một kỳ nghỉ cuối năm lý tưởng,để được trọn vẹn bạn nên nắm bắt và hiểu biết một vài thứ thông dụng ,căn bản về sinh hoạt và lối sống của người Campuchia sau đây :

Đổi tiền và mua bán

Khu hàng ăn uống trong chợ lớn của Phnom Penh, chỉ nhận thanh toán bằng riel, không nhận tiền Việt và đô la Mỹ.
Tại cửa khẩu, du khách nên đổi ngay một ít tiền Việt sang đồng riel (tiền Campchia) và sẽ đổi tiếp ở Phnom Penh. Tỉ giá đổi tiền ở cửa khẩu thường thấp hơn ở Phnom Penh. Ở Phnom penh, có thể đổi tiền trong các ngân hàng; tuy nhiên các tiệm vàng sẽ giải quyết nhanh gọn hơn nhiều.
Trước đây, ở Siem Reap, Sihanouk Ville và một vài thành phố khác ở Campuchia, du khách có thể thanh toán bằng tiền Việt Nam; ngày nay người dân nước này chỉ nhận đồng riel và đô la Mỹ. Nếu đổi tiền Việt sang đồng riel ở Siem Reap, Sihanouk Ville, tỉ giá sẽ thấp hơn ở cửa khẩu khá nhiều.
Dùng đô la Mỹ để thanh toán cũng có điều bất lợi. Những món hàng nếu trả bằng riel sẽ có giá thấp hơn 1 đô, nhưng nếu khách trả bằng đô la Mỹ thì tất cả sẽ đều có giá 1 đô la. Hoặc nếu bạn đưa tờ 20 đô la để thanh toán cho món hàng hay dịch vụ có giá trị thấp hơn thì người ta sẽ thối lại bằng tiền riel. Du khách sẽ lúng túng khi quy đổi giá trị giữa đô la Mỹ và tiền riel và thường chịu thiệt trong trường hợp này. Nói chung, khi giao dịch mua hàng hoặc dịch vụ, nếu có thể hỏi giá và thanh toán bằng riel sẽ có lợi hơn là đô la bởi mọi thứ sẽ được cộng thêm cho tròn chứ không có số lẻ dưới đơn vị 1 đô la Mỹ.


Bảng giá tính bằng đô la Mỹ dựng ngay trước cửa hàng massage ở Siem Reap.
Có một số dịch vụ gần như luôn được báo giá và nhận thanh toán bằng đô la Mỹ như nhà nghỉ, khách sạn, vé tham quan, xe tuk tuk, thuê xe máy và cả giặt ủi, mát xa (massage)... thì du khách có thể thanh toán bằng đô la hoặc riel (quy đổi tương đương).

Trong các siêu thị không nhận đổi tiền nhưng nếu khách mua hàng trả bằng đô la Mỹ thường được tính theo tỉ giá khá cao so với giá đổi bên ngoài.

Khi mua bán, bất cứ trường hợp nào du khách cũng có thể và nên trả giá, kể cả ở khách sạn (có ghi giá). Thường thì người bán nói thách (ít nhiều tùy nơi) nên du khách cần trả giá; tuy nhiên, điều đáng nói là người bán không bao giờ tỏ vẻ bất bình, khó chịu, thậm chí họ còn vui vẻ nói ‘thanks  you’ khi khách không mua.

Một kinh nghiệm là mua hàng lưu niệm ở Phnom Penh rẻ hơn ở Siem Rep. Đặc biệt chợ Nga (Russia Market) ở Phnom Penh bán hàng ít nói thách hơn và có bán nhiều mặt hàng.
Sim điện thoại Metfone

Ăn ở các cửa hàng bình dân dọc đường phố Siem Reap có giá dễ chịu hơn vào khu chợ đêm và các khách sạn. Thực đơn có ghi tiếng Anh và kèm ảnh chụp, nhín khá hấp dẫn.
Tại cửa khẩu Mộc Bài sẽ có người mời khách mua sim điện thoại của hãng Metfone. Giá 3 đô la, có sẵn 3,8 đô la trong tài khoản. Bạn nên mua ngay, bởi sim này đã được kích hoạt và người bán sẽ đưa kèm một mảnh giấy in sẵn nội dung hướng dẫn cách chỉnh máy, khá đơn giản. Nếu để khi đến nơi, mua ở các cửa hiệu bán sim, gặp người bán không nói tiếng Việt và tiếng Anh, bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Lúc đó, nếu bạn không biết cách tự chỉnh máy, họ sẽ làm và lấy thêm 1 đô la tièn công. Chưa kể một trường hợp, họ nói hết sim 3 đô, chỉ có sim 5 đô nhưng tài khoản cũng chỉ có sẵn 3,8 đô la.
Với sim Metffone (nghe nói là công ty của Viettel đầu tư ở Campuchia), bạn có thể gọi về Việt Nam và các nước khác dễ dàng. Nhiều người cho rằng, ra nước ngoài đi chơi, dẹp chuyện làm ăn sang một bên và ở đó mình không có bạn bè thì không cần dùng điện thoại. Thực ra, nhu cầu dùng điện thoại khi sang nước khác là rất cần. Phòng khi có trở ngại gì đó, bạn có thể nhờ nhân viên khách sạn nơi bạn trọ giúp đỡ. Hay đơn giản nhất là gọi tài xế xe tuk tuk quen đến đón. Nhưng có một điều hơi dở là vào các khu di tích (ngay cả ở Angkor Wat) rộng mênh mông, nhóm bạn rất dễ bị lạc nhau thì sóng của Metfone rất kém, chập chờn và có nơi mất sóng hoàn toàn.
Ủng hộ chứ đừng bố thí

Những người Campuchia là nạn nhân bom mìn tập hợp nhau lại thành ban nhạc truyền thống của họ và biểu diễn ở những nơi có đông du khách. Họ lặng lẽ, cần cù biểu diễn và nhận tiền giúp đỡ của du khách chứ không ăn xin.
Ở Campuchia, số người ăn xin không tập trung nhiều ở các điểm du lịch. Rải rác trong các thành phố, những người ăn xin cũng tỏ ra dễ mến và không đeo bán, gây phiền hà cho khách du lịch. Họ sẽ bỏ đi nếu người khách lắc đầu hoặc chắp tay cám ơn dù chỉ nhận được chút tiền lẻ, không có thái độ chê bai (!) như kiểu hành khất chuyên nghiệp ở nước ta.

Nhưng du khách sẽ chứng kiến cảnh xin ăn hoàn toàn khác ở “làng người Việt” tại Biển hồ (Tonlé Sap). Ban đầu, họ là những người lao động nghèo khổ, bỗng dưng các công ty du lịch ào ào đưa khách đến tham quan. Đối với các nhà tổ chức tour đi thuyền dạo Biển hồ thì đây là một điểm dừng chân không tốn vé và họ khai thác ‘lòng nhân đạo’ của khách du lịch.

Khách du lịch Âu-Mỹ có khái niệm ‘du lịch giúp ích’, nhưng họ muốn hỗ trợ cho những người lao động nghèo bán sản phẩm thủ công chứ không phải đi bố thí. Thay vì mua hàng trong các siêu thị, cửa hàng ở thành phố, người ta muốn mua của những người tự tay làm ra sản phẩm. Nhiều du khách Việt lại nghĩ khác, họ sẵn lòng bố thí để ‘tích đức’ hoặc để ‘gieo nhân’, mong có ngày hái ‘quả’. Qua thời gian, nhiều người dân ở “làng người Việt” lấy việc chờ du khách đến để xin tiền làm nghề nghiệp chính của họ; vừa nhàn nhã lại thu nhập cao hơn lao động động kiếm cơm trước đây.




Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Tour Campuchia Tết 2017 không nên bỏ qua sự kỳ bí khu phức hợp đền thờ Banteay Chhmar

Chắc có lẻ bạn nghe khá lạ lẫm với địa danh này ,chỉ có những du lịch đi qua mới cảm thấy sức bởi sự kỳ bí và huyền diệu của đền này ,nhân dịp Tết Âm Lịch bạn hãy chọn cho mình một Xe đi Campuchia Tết 2017 để khám phá  và trải nghiểm vùng đất này

Khu phức hợp đền thờ của Banteay Chhmar (Vé tham quan 5 USD) được xây dựng bởi vị vua quyền lực của Campuchia, Jayavarman VII (1181-1219), thế kỷ 9. Có cuộc tranh luận về nguồn gốc của nó, với một số học giả cho thấy nó được xây dựng để tưởng nhớ Indravarman con trai của vua Jayavarman VII và các tướng Campuchia chịu trách nhiệm đánh bại người Chăm, trong khi những người khác cho rằng nó được làm như là một ngôi đền tang lễ cho bà ngoại của nhà vua.

Nguyên được bao bọc bởi một bức tường dài 9km, ngôi đền nằm một trong những khối đá lớn nhất và ấn tượng nhất tu viện Phật giáo của thời kỳ Angkor. Ngày nay, nó là một trong số ít những ngôi đền để tính năng, phong cách Bayon bí ẩn gương mặt của Quán Thế Âm, với bí ẩn và nổi tiếng thế giới – nụ cười huyền bí.

Phía đông của ngôi đền, một bức phù điêu rất lớn trên một bức tường mô tả một phần sự lật đổ của cuộc chiến tranh hải quân giữa các người Khmer (bên trái) và các người Chàm (bên phải), với người chết – một số được ăn thịt cá sấu phía dưới. Phía nam (bên trái) là những cảnh chiến tranh đất với bộ binh và voi. Có võ hơn phù điêu theo bên ngoài các bức tường phía nam của ngôi đền.

Bộ sưu tập lớn là một mớ lộn xộn của các khối đá sa thạch hư hại, mặc dù ở những nơi khác một giao nhau vài hình ảnh đã chịu đựng sự tàn phá của thời gian, như là có một số chữ khắc gần như ẩn thế kỷ 12. Tất cả các Apsaras còn lại (nymphs) đã bị chặt đầu của bọn trộm cướp.

Banteay Chhmar xứng đáng nổi tiếng về chạm khắc phức tạp của nó, bao gồm cả những cảnh của cuộc sống hàng ngày trong thời kỳ Angkor tương tự như những người ở Bayon. Độc đáo để Banteay Chhmar là một chuỗi tám nhiều vũ công Avalokiteshvaras bên ngoài của phần phía nam thành lũy phía tây của ngôi đền, nhưng sáu trong số này đã bị tấn công và chở bằng xe tải vào Thái Lan trong một hành động trắng trợn cướp bóc vào năm 1998. Tuy nhiên, một số trong chúng vẫn còn một với 22 cánh tay, khác với 32 rất ngoạn mục.

Có nhiều ngôi chùa nhỏ trong vùng lân cận của Banteay Chhmar, tất cả trong một trạng thái đổ nát. Chúng bao gồm Prasat Mebon, Prasat Ta Prohm, Prasat Prom Muk Buôn, Prasat Yeay choun, Prasat Pranang Ta Sok và Prasat Chiêm Trey.

Tại trụ sở của cảnh quan Banteay bảo vệ Chhmar (017” 971225), 2km về phía Sisophon từ thị trấn, nó có thể là có thể thuê một hướng dẫn (không nói tiếng Anh) cho hành trình.

Thông qua HDV , bạn có thể tham gia vào các hoạt động truyền thống như thu thập mật ong và săn bắt ếch và khu rừng (US $ 10 cho một nhóm). Nó cũng có thể có thể đến thăm các thợ dệt địa phương. Một chuyến đi Banteay chi phí hàng đầu của 5$ bằng xe bò, 6 USD koyun (máy kéo). Cho thuê một chiếc xe đạp có giá US $ 1,50 một ngày. Banteay Top (Pháo đài của quân đội), thiết lập giữa các cánh đồng lúa phía đông nam của Banteay Chhmar, chỉ có thể là một ngôi chùa nhỏ, nhưng có một cái gì đó đặc biệt về bầu không khí ở đây. Được xây dựng trong khoảng thời gian tương tự như Banteay Chhmar, nó có thể là một cống nạp cho quân đội của vua Jayavarman VII, xác nhận Khmer thống trị trên toàn khu vực bằng cách kết luận đánh bại Chàm. Một trong những tòa tháp bị hư hỏng, giống như một xương ngón tay chỉ lên trời. Đến khu vực mới goi là 69, được đánh dấu bởi một chân đá với dòng chữ vàng, là 9km về phía nam của Banteay Chhmar.

Du lich campuchia tết 2017 Biển Hồ Campuchia còn gì hấp dẫn hơn !!

Bạn đã có dự định cho mình một mùa Tết đầy ý nghĩa chưa ,Công Ty Du Lịch Thái Dương giới thiệu bạn một tour Du lịch campuchia tết 2017 tổ chức vào Mùng 2,3,4,5,6 Tết Âm Lịch
Vui chơi trên sông nước tại Tonlé Sap- Campuchia Cách thành phố Siem Reap khoảng 13km, Tonlé Sap (người Việt gọi là Biển Hồ Campuchia) trở thành điểm tham quan của nhiều đoàn khách du lịch.

Trong làng Chrey, các đường phố chính là những dòng nước với những ngôi nhà sàn gỗ. Với 500 gia đình sinh sống trong vùng nước ngọt Tonlé Sap, “Great Lake” của Campuchia, và cuộc sống của họ gắn liền với sông nước.



Cứ mỗi sớm bình minh thì khu Chrey lại sôi động, những đứa trẻ chèo trên những chậu nhôm nhỏ xuống các “đường phố” chính, còn người bán trái cây và rau xanh trong những trang phục đầy hoa màu sáng với nón lá hướng chiếc thuyền giữa căn nhà. Đây là một cuộc sống lưu động. Những ngôi nhà sàn (nhà nổi) được buộc chặt vào nhau và di chuyển bốn lần một năm theo dòng di chuyển của đàn cá.
Sok Ang đã sống ở làng hơn 30 năm. Cửa hàng của cô bán tất cả những thứ cần thiết, từ dầu gội đầu đến dầu ăn cũng như đồ ăn vặt như hạt sen. Các cửa hàng không có tên. “Mọi người đều gọi nó là cửa hàng Yeay Ang (Bà Ang). Tôi không có con cháu, nhưng người trong làng gọi tôi như thế. ”

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

20 sự thật thú vị về ngôi đền Angkor Wat Campuchia

Những sự thật thú ví về ngồi đền Angkor Wat mà bạn chưa từng biết ,bao gồm 20 điều thú vị sau
Di sản nổi tiếng của Campuchia được UNESCO công nhận – đền Angkor Wat ngoạn mục. Bạn sẽ không quên được việc lang thang và khám phá hàng loạt các di tích chạm trổ của một nền văn minh lừng lẫy một thời.
Hãy trải nghiệm 20 sự thật về Angkor Wat, để bạn có thể đánh giá nó cao hơn khi bạn đi du lịch Campuchia.
Sự thật đầu tiên:
Angkor Wat là lý do chính để cho hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến thăm Campuchia. Người dân Campuchia rất tự hào về công trình kiến trúc của họ và nó đã được đặt lên trên lá cờ của đất nước Campuchia năm 1850.
Một quốc gia duy nhất khác trên thế giới cũng mang công trình bất hủ của quốc gia hiển thị lên cờ nước là Afghanistan. Những hình ảnh của đền Angkor Wat cũng xuất hiện trên nhiều mệnh giá của tờ tiền riel.
Sự thật thứ 2:
Được xây dựng vào thời gian đầu của thế kỉ 12 (giữa những năm 1113 và năm 1150) Angkor Wat là tượng đài tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
Sự thật thứ 3 :
Angkor Wat bị định hướng một cách bất thường về phía Tây, một hướng được xem như là hướng của sự chết chóc trong văn hóa đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Điều mà các nhà khảo cổ và học giả không đồng ý là tại sao những nhà xây dựng thời xưa lại chọn hướng đi ngược lại với những “tiêu chuẩn” thời đó.
Sự thật thứ 4:
Những bức phù điêu ở Angkor Wat được đọc theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, một dấu hiệu khác nữa là ngôi đền này có một sự liên quan đến nghi thức tang lễ.
Sự thật thứ 5:
Cũng không bình thường trong thời điểm xây dựng, Đền Angkor là để tưởng nhớ cho thần Vishnu, một vị thần Hindu, chứ không phải dành cho vị vua hiện tại.
Sự thật thứ 6:
Vào khoảng cuối thế kỉ 13, Angkor Wat được chuyển từ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) sang đạo Phật. Ngày nay, đền thờ vẫn còn được các Phật tử sử dụng.
Sự thật thứ 7:
Jacqueline Kennedy đã có một chuyến thăm Angkor Wat trong thời gian xảy ra chiến tranh ở Việt Nam, để thực hiện “giấc mơ cả đời” là việc được nhìn thấy những tượng đài.
Sự thật thứ 8:
Angkor Wat được dịch ra nghĩa là “Thành phố của những đền thờ” hay nói ngắn gọn là “Thành phố đền”.
Sự thật thứ 9:
Henri Mouhot, nhà khám phá người Pháp, đã giúp sức cho việc mang Angkor Wat nổi tiếng ở phương Tây, bằng cách công bố ký sự hành trình viếng thăm Angkor Wat vào giữa thế kỉ 19 của anh ấy.
Sự thật thứ 10:
Di tích đền Angkor kéo dài hơn 248 dặm vuông (400 km2)
Sự thật thứ 11:
Đá sa thạch, loại đá được dùng để xây dựng những tượng đài quốc gia của Campuchia, có trọng lượng ít nhất là 5 tấn, được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó 25 dặm.
Sự thật thứ 12:
Angkor Wat được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992. Nơi mà trong cả thập kỉ không được ngành du lịch kiểm soát, cũng là nơi bị nạn cướp cổ vật xảy ra. Nhiều pho tượng cổ đã bị chặt đầu, và những cái đầu đó đã bị đem bán cho những tư nhân và trở thanh bộ sưu tập của họ.
Một sự nỗ lực với các hợp tác quốc tế đã khôi phục lại những nơi đó, cũng như ngăn chặn việc bị phá hủy do cấu trúc công trình không ổn định.
Sự thật thứ 13:
Sokimex – một công ty tư nhân được thanh lập bởi một doanh nhân người Việt Nam-Campuchia, đã thuê Angkor Wat của Campuchia từ năm 1990, để kinh doanh du lịch thu lợi nhuận ở đó. Sokimex cũng kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí, quản lý khách sạn và điều hành những dịch vụ hàng không Sarika.
Sự thật thứ 14:
Hầu hết kinh phí để khôi phục lại Angkor Wat đều được tài trợ từ những quỹ quốc tế. Chỉ có khoảng 28% số lượng vé bán đi được chi trả lại cho đền thờ.
Sự thật thứ 15:
Một chuyến đi tham quan Angkor Wat 3 ngày sẽ tiêu tốn của bạn hết 40 đô la. Còn một chuyến đi chỉ kéo dài 1 ngày thì bạn sẽ tốn 20 đô la hoặc kéo dài 1 tuần thì bạn sẽ tốn chỉ 60 đô la.
Sự thật thứ 16:
Một trong những vị khách phương Tây đầu tiên đến thăm Angkor Wat là Antonio da Madalena, một tu sĩ người Bồ Đào Nha, đến thăm nơi này năm 1586. Khoảng thời gian dài trước khi người Châu Âu đến, một sứ giả người Trung Quốc tên là Châu Đạt Quan, đã sống trong Angkor Wat gần 1 năm (1296 -1297), ông đã viết ra những văn bản về Angkor Wat bằng những kinh nghiệm của mình trước năm 1312. Cuốn sách của Chu Đạt Quan là tài liệu duy nhất về Angkor Wat trong thế kỉ 13, đã được Peter Harris dịch sang tiếng Anh trong cuốn: Vật kỉ niệm của Campuchia.
Sự thật thứ 17:

Một ngôi đền của Angkor tên là Ta Prohm – nơi nổi tiếng với cây leo khổng lồ, đè sập một phần ngôi đền, đã từng được sử dụng để làm bối cảnh quay bộ phim bom tấn Tomb Raider. Trong 7 ngày quay phim ở đó, mỗi ngày đoàn làm phim phải chi trả 10.000 đô la.Thật không may, có quá nhiều nhánh cây phát triển vượt quá tầm kiểm soát có thể đè sập Ta Prohm, do vậy có nhiều nhánh cây đã phải chặt bỏ để không ảnh hưởng đến ngôi đền.
Sự thật thứ 18:
Các bức tường bên ngoài thời kì ban đầu của Angkor Wat được tích hợp bao bọc lấy toàn bộ đền thờ, thành phố và cung điện hoàng gia. Chiếm một khoản khoảng 203 mẫu (đơn vị đo của Anh) hoặc 820.000 mét vuông. Ngày nay, đã không còn lại một chút dấu tích của bức tường.
Sự thật thứ 19:
Gạch Khmer được kết dính với nhau bằng một hỗn hợp không màu, được làm từ thực vật nhưng không phải là vữa.
Sự thật thứ 20:
Nhiều du khách không nhận ra rằng, nhiều bề mặt của ngôi đền Angkor Wat đã được tô vẽ. Ngày nay chỉ còn lại một vài ngôi đền là vẫn còn sót lại những vết sơn cũ. 

Du lịch campuchia bạn sẽ được ăn những món độc đáo nào ???

Du lịch đâu đó sẽ giải tỏa  phần nào tâm trạng ,nâng cao sức sống bởi những cái mới lạ của cảnh vật thiên nhiên,được chứng kiến những phong tục tập quán mới lạ ,được ăn những món ăn ngon ,độc đáo ,mang đậm chất Đông Nam Á  khi bạn đi du lịch campuchia giá rẻ ,sẽ cảm thấy đáng đồng tiền bỏ ra,với tính cách giản dị hiếu khách,người dân ở đây sẽ mang cho bạn cảm giác yên bình ,dân dã bởi những món ăn đặc trưng của họ sau đây
1. Côn trùng

Các món ăn từ côn trùng là nét rất đặc trưng của Campuchia. Ảnh: internet
Côn trùng là món ăn mà có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất và cũng khó ăn nhất của các du khách quốc tế đặc biệt là du khách Việt Nam. Nhưng đó lại là món ăn ngon nhất, được ưa thích nhất của người dân Campuchia. Các loại côn trùng từ kiến, nhện, bò cạp… đủ loại đều trở thành nguồn cảm hứng của những món ăn đầy chất dinh dưỡng. Hãy ăn thử món “trứng chiên trứng kiến” chắc chắn bạn sẽ kêu thêm một dĩa nữa sau khi ăn xong, món nhện chiên giòn, béo ngậy sẽ chinh phục khẩu vị của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội đấy!
2. Tomyam
Tomyam - hay còn gọi là đu đủ trộn. Ảnh: internet
Món ăn của Campuchia có nhiều nét tương đồng với Thái Lan và Lào. Đặc biệt nhiều món ăn sống và rau trộn là phổ biến. Trong đó món Tomyam – đu đủ bào, một loại gỏi được mỗi nước chế biến theo cách khác nhau. Ở Thái Lan thì có tôm khô, cà chua, đậu đũa, dưa chuột, tỏi, ớt v.v, thì ở Lào lại có thêm ba khía, còn ở Campuchia nó được chế biến lạt hơn và ít thêm nguyên liệu phụ mà nguyên liệu chính là đu đủ.
3. Chè ngọt
Chè Campuchia rất ngọt. Có rất nhiều loại chè khác nhau mà người Campuchia chế biến theo vùng địa phương mang khẩu vị rất lạ. Đặc biệt có món chè thốt nốt – một nguyên liệu lấy chủ yếu từ trái thốt nốt. Với hương vị béo ngậy của nước cốt dừa cùng với trái thốt nốt giòn tan sẽ làm bạn nhớ mãi.
4. Mắm bồ hóc
Một loại mắm chế biến theo nguyên tắc giữ được thực phẩm lâu bằng cách ướp muối và đường. Mắm bồ hóc, hay pohok được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và cả những dân tộc Nam phần Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Khơme.
5. Các món ăn khác
Hủ tiếu Nam Vang, Cơm Lam, rau sầu đâu không lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn thường thức những món ăn này tại Campuchia sẽ thấy hương vị rất khác.
Địa Điểm Mua Sắm
1. Chợ Đêm Siem Reap
Chợ đêm cũng là một nét văn hóa đặc trưng tại Sieam Riep. Ảnh: internet
Cũng giống như chợ đêm Bến Thành nhưng Chợ Đêm ở đây có quy mô lớn hơn, bán đồ cũng phong phú hơn và đặc biệt từ khi mở cửa cho đến khuya lúc nào cũng nhộn nhịp người. Cũng bán nhiều quà lưu niệm truyền thống của Campuchia như những tấm lụa thêu hoa văn và bán cả những viên đá quý lung linh với đầy đủ mẫu mã. Những người bán hàng ở đây đều sử dụng tiếng Anh, lúc nào cũng huyên náo khắp chợ. Không khí ở đây chắc chắn sẽ là một ấn tượng khó quên với du khách quốc tế.
2. Sihanouk Ville
Cũng nằm tại Siem Reap. Đây là thành phố biển xinh đẹp và nổi tiếng nhất của xứ sở chùa tháp. Bạn có thể dễ dàng tìm được những cửa hàng bán đồ lưu niệm xung quanh các bãi biển. Từ các vỏ ốc, vỏ sò nhiều màu sắc hình dạng và kích cỡ. Ngoài ra bạn cũng có thể mua một số hải sản để mang về nếu là chuyền đi ngắn ngày. và còn rất nhiều những đồ lưu niệm như quần áo thun, nón vải được bày bán với giá cũng khá rẻ. Đa số khách du lịch Việt Nam sang Campuchia thường mua những bình rượu nếp thơm ngon đặc biệt về cho cha, mua những tấm vải lụa về may áo cho mẹ, mua những cây kèn, sáo về tặng cho bạn bè giá chỉ khoảng 1 – 3 USD nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc. Ngoài ra nhiều du khách cũng mua những loại gạo thơm, mua các loại cá khô,các loại mắm và một số gia vị đặc biệt khác. Những sản phẩm này bạn có thể tìm thấy ở mọi nơi bạn đi du lịch qua nhưng hãy mua ở các chợ như quần áo…
3. Chợ Cây Tre
Chợ Cây Tre được coi là biểu tượng của thủ đô Phnôm Pênh. Ảnh: internet
Chợ Cây Tre là một trong những khu chợ sầm uất nhất, lâu đời nhất và được coi như biểu tượng của thủ đô Phnôm Pênh. Chợ này nổi tiếng nhất là các sản phẩm gạo, và một số sản phẩm khô khác như hạt sen khô, đậu xanh, đậu đỏ khô… và nơi đây cũng là một trong những địa điểm mua hàng điện tử giá rẻ và uy tín. Điện thoại di động, máy nghe nhạc là những sản phẩm được ưa thích nhất. Bên hông chợ có rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm như bưu thiếp, áo thun in biểu tượng Campuchia, và đặc biệt là khăn quàng Krama truyền thống của con gái Campuchia.
4. Chợ Mới tại Phnôm Pênh
Nổi tiếng với các tấm lụa thêu hình hoa văn đặc trưng của người Campuchia, nơi đây bạn tha hồ thưởng thức những bức tranh thêu đặc sắc và rất công phu. Ngoài ra ở đây cũng bán các loại đá quý như: Ruby, Saphia… tuy nhiên bạn cũng cần có một kiến thức nhất định về sản phẩm này để kiểm tra chất lượng cũng như trả giá. Chè cũng là một đặc sản nổi tiếng nơi đây, với hàng chục loại chè khác nhau được bày ra, bạn như bị lạc bước vào một thế giới chè và ít ai có khả năng chống cự lại sức hấp dẫn của nó.
Tag :Du lịch Campuchia giá rẻ

Hướng dẫn đi du lịch campuchia giá rẻ tự tức cảm giác rất yomost !!!

Du lịch campuchia giá rẻ
Trước tiên, phải nói rằng 3 ngày 2 đêm là một lịch trình khá ngắn cho Du lịch Campuchia giá rẻ, nhất là khi bạn đi lại bằng xe buýt (đường bộ).
Nếu bạn ở Hà Nội thì việc này bất khả thi, nếu bạn ở Sài Gòn thì thời gian di chuyển (đến và đi) tới các địa điểm tham quan đáng giá nhất là khu đền đài Angkor đã mất gần hết lịch trình. Do đó, nếu đáp ứng yêu cầu thời gian, bạn chỉ nên tới thủ đô Phnom Penh hoặc các tỉnh của Campuchia giáp với biên giới và cửa khẩu đường bộ quốc tế của Việt Nam qua các cửa khẩu là Mộc Bài (Tây Ninh) hoặc Xà Xía (Kiên Giang).
Bạn hãy cân nhắc lại thời gian để có một lịch trình thỏa đáng thay vì phần lớn thời gian ngồi trên xe buýt để di chuyển và không có nhiều cơ hội khám phá các địa điểm thiên nhiên xinh đẹp và một nền văn hóa đặc sắc của vương quốc này.
Hiện nay từ Sài Gòn đã có xe buýt đêm (hãng xe Vica Thai mà công ty xe khách Thái Dương 268 Cộng Hòa làm đại lý chính thức ), khởi  hành lúc 23g30 từ khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, đi Phnom Penh (290k ), Siem Reap (490k), Sihanouk Ville (490k). Tuy nhiên, xe đêm cũng chỉ tiết kiệm được hơn chút thời gian so với các hãng xe khác như The Sinh Tourist, Sapaco Mekong Express, Kumho hoặc  xe Thái Dương , xe Sorya ,xe Sapaco , xe Danh Danh ,Xe phương Heng , Xe Phương Trinh  khởi  hành lúc 6g sáng hằng ngày, vì bạn vẫn phải nghỉ đêm trên xe chờ cửa khẩu mở cửa mới làm thủ tục xuất cảnh được. Tổng đài đặt vé xe đi Campuchia công ty du lịch Thái Dương  093 856 9108

Hoàng cung campuchia
Các ngôi đền thuộc quần thể Angkor (tỉnh Siem Reap) là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của  Tour Campuchia. Để di chuyển từ Sài Gòn tới Siem Reap mất khoảng 12 giờ, tính cả thời gian xe chạy, chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh, chờ phà ở Neak Loeung và đổi xe ở trạm trung chuyển Phnom Penh. Bạn sẽ dành thời gian tham quan những khu đền đài danh tiếng ở đây trong một ngày với lệ phí 20 USD/du khách nước ngoài.

  •  Lệ phí tham quan Angkor wat sẽ tăng từ 2017
Trong một ngày bạn hãy thuê xe tuk tuk để khám phá các ngôi đền danh tiếng như Angkor Vat, Angkor Thom, ngắm những nụ cười Bayon, tham quan Ta Prohm, Ta Keo... với phí thuê xe khoảng 12 USD/xe cho 2 hoặc 3 người.
Tại Siem Reap, giá phòng ở khá rẻ, có loại phòng ở chung với chi phí 1 USD/người/đêm. Phòng riêng 2 người trung bình 10 USD/đêm. Tuy nhiên, bạn phải mất công tìm phòng và xem xét mức độ phù hợp về chất lượng và chi phí.
Ăn uống rất tiện, các món ăn bản địa bán trên vỉa hè vô cùng phong phú và khá tương đồng về khẩu vị với các món của miền Nam Việt nam, chi phí khoảng 1,5 USD/suất ăn.
Trường hợp bạn chọn điểm đến là thủ đô Phnom Penh (cách Sài Gòn khoảng 270km), thời gian di chuyển khoảng 8 giờ, bạn có thể sắp xếp lịch trình để khám phá Hoàng cung Campuchia với kiến trúc tinh xảo (tuy nhiên theo thông tin thì hiện nay Hoàng cung đang tạm thời đóng cửa), chùa Vàng, chùa Bạc nổi tiếng với những bức tượng bằng ngọc, bằng vàng lộng lẫy, Bảo tàng cung điện hoàng gia với rất nhiều các dấu tích Angkor kỳ vĩ, tham quan Cánh đồng chết và Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (viếng chùa Wat Phnom,còn gọi là chùa bà Penh), dạo chơi dọc bờ sông Mekong, quảng trường Độc Lập...


Từ Phnom Penh đi Siem Reap khoảng 214km.
Ngoại vi Phnom Penh có các địa điểm có thể tham quan như: làng dệt lụa Koh Dach trên một cù lao cách Phnom Penh 1 giờ đi thuyền (20 USD/giờ); cố đô Oudong cách Phnom Penh 1 giờ xe, nửa ngày khám phá hồ Bati với đền thờ Ta Prohm (cùng thời kỳ Angkor). 
Đi chợ ở Phnom Penh cũng là một hoạt động được nhiều du khách yêu thích: chợ trung tâm nằm gần Wat Phnom với kiến trúc độc đáo của Pháp, chợ Nga nằm gần Tuol Sleng với các sản phẩm hàng hóa vô cùng phong phú, chợ đêm Phsar Reatrey mở cửa tối thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.
Phương tiện đi lại ở Phnom Penh thuận lợi nhất cho các bạn là xe tuk tuk, sạch sẽ, chở được cả nhóm, giá thuê khoảng 15 USD/8 giờ. Bạn cũng có thể thuê xe máy để tự di chuyển tại khu vực dành cho khách balô phía bờ sông trước Hoàng cung, giá thuê một ngày 8-15 USD tùy xe, thủ tục thuê xe đơn giản, chỉ cần giao hộ chiếu và đặt cọc tiền.
Chúc các bạn có một lịch trình khám phá Chuyến Du lịch Campuchia giá rẻ tự túc  như ý.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Du lịch campuchia tự biên tự diễn và những điểm đến không thể bỏ qua

Khác với một Siem Reap hiền hoà, thanh bình, Phnom Penh sầm uất, ồn ã và cũng bụi bặm hơn trong mắt những vị khách từng đặt chân đến du lịch Campuchia. Được biết đến là thành phố ngã ba sông (Phnom Penh nằm ngay trên vùng đất hợp lưu của 3 con sông lớn là sông Tonle Sap, sông Bassac, và sông Mekong), Phnom Penh cũng là nơi cửa ngõ để đến với các danh lam thắng cảnh tuyệt vời của mảnh đất Campuchia.

Những thắng cảnh đẹp của Phnom Penh

Bạn nên bắt đầu 1 ngày dạo chơi Phnom Penh bằng việc ăn sáng, uống cafe và thưởng thức không khí trong lành tại một trong hàng chục quán cafe ven đường dọc sông Mekong, bạn sẽ cảm nhận được rõ hơn cuộc sống và con người nơi đây. 

Dù không phải là thành phố thuần du lịch nhưng Phnom Penh có một số thắng cảnh không nên bỏ qua như cung điện Hoàng Gia bên bờ sông Mekong, tượng đài Độc Lập Phnom Penh, chùa Bạc Wat Preah Morakat (Chùa Phật ngọc lục bảo), Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng S-21... Những địa điểm du lịch này nằm khá gần nhau nên bạn chỉ cần dành nửa ngày đi bộ là có thể thăm thú hết các địa danh này.


Con đường chính dọc sông Mekong nơi tập trung rất nhiều quán cafe, khách sạn và văn phòng đại diện của các công ty du lịch. 


Cung điện hoàng gia Phnom Penh - Biểu tượng của thành phố. 


Du khách phải ăn mặc lịch sự kín đáo mới được vào chùa Bạc.


Tượng đài độc lập.

Giá vé thắng cảnh của một số địa danh này như sau: Cung điện Hoàng Gia - Chùa Bạc (giá vé 6 USD/người), Bảo tàng quốc gia Campuchia (3 USD/người), Wat Phnom (1 USD/người), tượng đài Độc lập Phnom Penh (miễn phí tham quan), Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng S-21 (2 USD/người)…

Khi đến tham quan những địa điểm này, đừng quá ngạc nhiên khi bạn cố nói tiếng Anh còn người bán hàng hoặc đại diện tại các văn phòng du lịch trả lời bạn bằng tiếng... Việt nhé. Bởi thực tế người Việt Nam sinh sống ở Phnom Penh khá nhiều và có thể chính những người đồng hương này sẽ trao đổi với bạn về những dịch vụ mà bạn cần thiết.


Một thợ thủ công đang làm việc tại cửa hàng chuyên tạc tượng phật.

Nhắc tới Campuchia, đặc biệt là Phnom Penh, người ta không thể không nhắc tới những địa danh gắn với chế độ Pol Pot - ngày nay là Bảo tàng Toul Sleng, cùng với Choeung Ek (Cánh Đồng Chết) cách trung tâm thành phố 15 km. 

Ngoài ra, trường THPT Toul Svay Prey cũng là nơi bạn nên ghé qua trong chuyến du lịch đến thành phố Phnom Penh để tìm hiểu thêm về lịch sử của đất nước Campuchia. Trong thời kì chiến tranh, trường THPT Toul Svay Prey được Pol Pot sử dụng với mục đích giam giữ, bắt bớ và tra tấn người. Những di tích còn lại của nhà tù này cùng với hồ sơ của những người bị giam giữ tại đây sẽ phần nào khiến du khách cảm nhận được khoảng thời gian đau thương trước đó của người dân Campuchia.


Một phòng học được gia cố thành các phòng giam nhỏ và bị đục tường thông nhau.
Khu vực trong ảnh là nơi giam giữ các tù nhân nam, các tù nhân này được giam cách biệt.
Đối với tù nhân nữ và trẻ em, Pol Pot giam tập trung.


Tượng đài kỉ niệm những người bị quân Pol Pot giết hại tại Cánh Đồng Chết. 


Cánh Đồng Chết Choeung Ek là nơi Pol Pot hành hình những người chống lại chế độ thời bấy giờ. 


Cái cây trong hình đã bị quân Pol Pot "tận dụng" làm công cụ giết người. 

Đi lại, lưu trú, ăn uống và mua sắm tại Phnom Penh

Phương tiện di chuyển chủ yếu khi đi du lịch tại Phnom Penh là xe ôm và tuk tuk. Nếu như ở Siem Reap, tuk tuk chở trọn gói theo tour thì tại Phnom Penh, bạn sẽ phải thuê lẻ từ địa điểm. Tuy nhiên tuk tuk ở đây có thể trả giá thoải mái. Thông thường bạn sẽ phải chi từ 3-5 USD để đi thăm thú một vòng quanh khu tượng đài ở thủ đô Chùa Tháp.


Xe Tuk tuk dựng tại một góc đường - hình ảnh quen thuộc tại Pnompenh.

Về lưu trú, Phnom Penh có hai khu vực tập trung đông du khách quốc tế là Boeng Kak Lake (phố Tây cũ) và Sisowath Quay (phố Tây mới). Khu vực Boeng Kak Lake nằm xa trung tâm Phnom Penh, buổi tối có phần hơi buồn nhưng giá phòng chỉ dưới 10 USD. Khu vực Sisowath Quay nằm ngay trung tâm thành phố, gần các điểm tham quan mua sắm, giá phòng dao động từ 10-25 USD/phòng. 

Khu Sisowath Quay - (Ảnh: internet).

Nếu là người kĩ tính, bạn nên chọn những khách sạn có giá từ 15 đến 25 USD/ 1 đêm, bởi phòng ốc của mức giá này khá sạch sẽ, tươm tất. Việc book phòng trước thông qua các hãng du lịch hoặc các website... khi tới Phnom Penh vào mùa nghỉ lễ sẽ khiến bạn chủ động hơn và không bị rủi ro ăn "quả lừa" như khi hỏi thăm tuk tuk.

Cũng giống như Việt Nam, hầu hết tất cả các chợ tại Phnom Penh đều có những khu vực bán đồ ăn uống, do vậy bạn có thể tới chợ để trải nghiệm đồ ăn được chế biến theo đúng kiểu Campuchia. Có một số món ăn bạn nên thử khi đến Phnom Penh như các món từ côn trùng, mắm bồ hóc, hủ tiếu Nam Vang, hột vịt lộn (Pong tea khon), Angkor beer, rượu thốt nốt… Giá một bữa ăn trung bình tại Phnom Penh dao động từ 5 - 8 USD.


Đồ ăn bán ở khu chợ Đêm Phnom Penh - (Ảnh: internet).

Nếu muốn mua quà tặng người thân lấy thảo sau chuyến du lịch, bạn có thể ghé trung tâm mua sắm Sorya, chợ Nga (Russian Market), chợ trung tâm (Central Market), chợ Đêm… ở Phnomp Penh. Các sản phẩm được du khách Việt Nam yêu thích và thường lựa chọn làm quà có thể kể đến lụa tơ tằm, đồ bạc, khăn rằn (karma)…

Kết: Nếu bạn có khoảng trên 6 triệu đồng và đang đắn đo chưa chọn được điểm du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới, Campuchia sẽ là một nơi lý tưởng. Nếu là người thích khám phá, bạn hãy tự nghiên cứu cho hành trình riêng của mình, bắt đầu bằng việc mua một quyển sách hướng dẫn du lịch Campuchia phiên bản mới nhất.
 Liên hệ mua vé xe đi Campuchia 028.66 84 64 27  Công ty du Lịch Thái Dương
http://www.xedicampuchia.com/xe-di-campuchia
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết.

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết. Một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc. Tôi xin viết ra đây những kinh nghiệm của mình để giúp một phần nào đó cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi và muốn khám phá đất nước Campuchia mến khách, người dân luôn nở nụ cười với tất cả các du khách Việt Nam. Tôi bắt đầu chuyến đi tại số 301 đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM vì tôi đi xe của hãng Sorya. Nếu các bạn đi xe của hãng Sapaco thì sẽ khởi hành tại 309 Phạm Ngũ Lão Quận 1, TP.HCM. Xe của hãng Sorya thì do người Campuchia điều hành nên họ chỉ sử dụng 2 thứ tiếng: Campuchia & Tiếng Anh. Nếu các bạn ngại về vấn đề ngôn ngữ có thể chọn xe của hãng Sapaco do người Việt Nam mình điều hành nhưng giá sẽ mắc hơn 2 USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_01Xe của hãng Sorya khởi hành tại 301 Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM Vé nội địa của Cam-pu-chia đi từ Phnom Penh đến Siem Riep với giá 10 USD/lượt nhưng nếu bạn mua vé khứ hồi sẽ được giảm chỉ còn 9,5/USD/lượt. Bạn có thể mua vé khứ hồi của hãng Sapaco hoặc Sorya tại TP.HCM cho lượt đi thẳng tới Siem Riep và trở về TP.HCM luôn. Một điều rất quan trọng mà bạn không được phép quên, đó là khi đến cửa khẩu Mộc Bài, trước khi vào phòng check in, bạn phải mua 1 sim số điện thoại của Campuchia, vì nếu vào đất Camp rồi nếu muốn mua bạn phải có hộ khẩu thường trú. Có sim này bạn có thể gọi cho khách sạn trước khi bạn đến và xem họ đã giữ phòng cho bạn chưa? Sim này được bán với giá 100.000VND tại cửa khẩu, tài khoản trong sim là 3USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_02Xe chuẩn bị chạy qua đất Camp Để sang đất nước Campuchia các bạn phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Từ TP.HCM đến cửa khẩu này khoảng 78 km, xe buýt chạy ít nhất phải mất 1 tiếng 30 phút. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_03Cửa khẩu Mộc Bài, nơi giáp ranh giữa Tây Ninh, Việt Nam và Campuchia Đi vào ngày thường thì có thể bạn chỉ mất khoảng 1:30p để làm thủ tục, nhưng hôm đó tôi đi nhằm ngày lễ nên rất đông khách. Tôi bị kẹt tại đây hơn 3h. Nếu bạn chịu không nổi cảnh ngột ngạt này thì tôi sẽ chỉ bạn cách nhanh nhất, là bạn phải trả cho những người mặc áo xanh làm giùm bạn. Mỗi passport được đóng thị thực bạn phải trả 50.000vnd, họ chỉ mất 5 phút làm cho bạn thôi. Đúng là ở đâu cũng có kẽ hở, tôi quan sát kỹ lắm vấn đề này. Hình dưới đây tôi phải chụp lén vì nếu bị phát hiện bạn sẽ bị tịch thu máy. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_04 Những người mặc áo xanh này họ sẽ ”giúp” các bạn làm thị thực rất nhanh chỉ với 50.000vnd cho mỗi Passport. Vừa qua cửa khẩu, bạn phải tiếp tục photocopy cái passport của bạn và phải xếp hàng để làm thủ tục. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_05Phía sau là sòng bạc nổi tiếng, khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần Xe vừa qua cửa khẩu chừng 1km là tấp vào quán ăn. Ở đây bán thức ăn khá đắt và có lẽ sẽ không hợp khẩu vị với người Việt Nam. Chỉ được một cái là cơm ngon hơn ở Việt Nam, một dĩa cơm trung bình khoảng 35- 40000VND. Bạn có thể trả bằng tiền Việt Nam tại đây. Quán này chỉ có 1 anh chàng đầu trọc là biết tiếng Việt Nam còn lại chẳng có ai nói được kể cả tiếng Anh. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_06Cảnh làm bếp của quán ăn khá sạch sẽ Sau khi ăn trưa được 30 phút xe tiếp tục chạy về Phnom Penh . Từ cửa khẩu chạy về thành phố Phnom Penh các bạn phải đi qua phà Neak Loeung Ferry, người Việt Nam mình gọi phà này là phà Hố Lương, mất khoảng 2h. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_07 Từ phà Hố Lương xe chạy vào trung tâm Thành phố Phnom Penh khoảng 60km. Vậy là bạn phải mất hơn 3h để đi từ cửa khẩu vào trung tâm thành phố Phnom Penh, trước khi vào Thành phố Phnom Penh bạn phải qua cây cầu, người VN mình gọi cầu này là cầu Sài Gòn vì nó khá giống cầu Sài Gòn của mình về kiến trúc, người Cam thì gọi nó là cầu Mía. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_08Thành phố Phnom Penh Xe Tuk Tuk trên đường phố Campuchia thì rất nhiều, nhưng đa phần là copy mẫu của Tuk Tuk Thái Lan, vì nó chỉ giống phần sau của Tuk Tuk Thái Lan, phía trước thì giống xe lôi của Việt Nam hơn. Chở 3 là cảnh thường gặp ở đây, nhưng họ chẳng bị cảnh sát hỏi thăm. Theo luật của Campuchia thì người ngồi phía trước phải đội nón bảo hiểm, nhưng họ cũng chẳng sợ. Nếu có đội thì họ cũng ít sử dụng loại nón bảo hiểm nửa đầu như ở VN. Tôi lang thang 2 ngày tại thành phố này nhưng không bao giờ thấy được 1 chiếc xe tay ga đắt tiền như ở Việt Nam. SH, PS, @, Piagio là thứ xa sỉ ở đất nước này. Điều đặc biệt ở Campuchia là ở thành phố không có taxi. Xe máy thì họ chọn hãng Suzuki hơn Honda. Bạn muốn mua quà tặng hãy xem kỹ “Made in” ở đâu nhé! vì tôi xem mấy món đều có xuất xứ của Việt Nam hết. Những ngày lang thang trên đường phố Phnom Penh, tôi nghe trong tiệm bán băng đĩa nhạc phát bài hát mà đã từng làm nên tên tuổi của ca sĩ Khánh Ngọc & Nhật Tinh Anh (Vầng Trăng Khóc) bằng tiếng Campuchia. Có người bạn làm phóng viên báo kể tôi nghe việc đạo nhạc bài hát trên của nhạc sĩ NVC… Nghe bài này bằng tiếng Camp hay hay làm sao, tôi chỉ ngừng lại để nghe xem thử mình có nghe lộn không, nhưng thật sự đúng là giai điệu của Vầng Trăng Khóc. Tôi phì cười và tiếp tục đi vào chợ làm đẹp ở góc đường 13-144, trong chợ này có trên 100 tiệm làm tóc, móng… Bên ngoài đường 13 đối diện cổng vào chợ này có một tiệm bán phụ liệu tóc do người Việt Nam làm chủ. Tại góc đường 13-130 là nơi mà người Việt mình sinh sống , tôi có nói chuyện với 1 cô bé người Việt tên Dung tại đây rất nhiệt tình. Tại thành phố Phnom Penh các bạn vẫn có thể đổi được từ tiền Việt Nam sang tiền Ria nhưng sẽ bị mất giá, tốt nhất là bạn chuẩn bị tiền USD tại Việt Nam, đồng 1USD – 5USD rất thông dụng tại đây. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_091usd = 4150 Ria, 1000 Ria = 4000Vnd

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết. Một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc. Tôi xin viết ra đây những kinh nghiệm của mình để giúp một phần nào đó cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi và muốn khám phá đất nước Campuchia mến khách, người dân luôn nở nụ cười với tất cả các du khách Việt Nam. Tôi bắt đầu chuyến đi tại số 301 đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM vì tôi đi xe của hãng Sorya. Nếu các bạn đi xe của hãng Sapaco thì sẽ khởi hành tại 309 Phạm Ngũ Lão Quận 1, TP.HCM. Xe của hãng Sorya thì do người Campuchia điều hành nên họ chỉ sử dụng 2 thứ tiếng: Campuchia & Tiếng Anh. Nếu các bạn ngại về vấn đề ngôn ngữ có thể chọn xe của hãng Sapaco do người Việt Nam mình điều hành nhưng giá sẽ mắc hơn 2 USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_01Xe của hãng Sorya khởi hành tại 301 Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM Vé nội địa của Cam-pu-chia đi từ Phnom Penh đến Siem Riep với giá 10 USD/lượt nhưng nếu bạn mua vé khứ hồi sẽ được giảm chỉ còn 9,5/USD/lượt. Bạn có thể mua vé khứ hồi của hãng Sapaco hoặc Sorya tại TP.HCM cho lượt đi thẳng tới Siem Riep và trở về TP.HCM luôn. Một điều rất quan trọng mà bạn không được phép quên, đó là khi đến cửa khẩu Mộc Bài, trước khi vào phòng check in, bạn phải mua 1 sim số điện thoại của Campuchia, vì nếu vào đất Camp rồi nếu muốn mua bạn phải có hộ khẩu thường trú. Có sim này bạn có thể gọi cho khách sạn trước khi bạn đến và xem họ đã giữ phòng cho bạn chưa? Sim này được bán với giá 100.000VND tại cửa khẩu, tài khoản trong sim là 3USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_02Xe chuẩn bị chạy qua đất Camp Để sang đất nước Campuchia các bạn phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Từ TP.HCM đến cửa khẩu này khoảng 78 km, xe buýt chạy ít nhất phải mất 1 tiếng 30 phút. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_03Cửa khẩu Mộc Bài, nơi giáp ranh giữa Tây Ninh, Việt Nam và Campuchia Đi vào ngày thường thì có thể bạn chỉ mất khoảng 1:30p để làm thủ tục, nhưng hôm đó tôi đi nhằm ngày lễ nên rất đông khách. Tôi bị kẹt tại đây hơn 3h. Nếu bạn chịu không nổi cảnh ngột ngạt này thì tôi sẽ chỉ bạn cách nhanh nhất, là bạn phải trả cho những người mặc áo xanh làm giùm bạn. Mỗi passport được đóng thị thực bạn phải trả 50.000vnd, họ chỉ mất 5 phút làm cho bạn thôi. Đúng là ở đâu cũng có kẽ hở, tôi quan sát kỹ lắm vấn đề này. Hình dưới đây tôi phải chụp lén vì nếu bị phát hiện bạn sẽ bị tịch thu máy. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_04 Những người mặc áo xanh này họ sẽ ”giúp” các bạn làm thị thực rất nhanh chỉ với 50.000vnd cho mỗi Passport. Vừa qua cửa khẩu, bạn phải tiếp tục photocopy cái passport của bạn và phải xếp hàng để làm thủ tục. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_05Phía sau là sòng bạc nổi tiếng, khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần Xe vừa qua cửa khẩu chừng 1km là tấp vào quán ăn. Ở đây bán thức ăn khá đắt và có lẽ sẽ không hợp khẩu vị với người Việt Nam. Chỉ được một cái là cơm ngon hơn ở Việt Nam, một dĩa cơm trung bình khoảng 35- 40000VND. Bạn có thể trả bằng tiền Việt Nam tại đây. Quán này chỉ có 1 anh chàng đầu trọc là biết tiếng Việt Nam còn lại chẳng có ai nói được kể cả tiếng Anh. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_06Cảnh làm bếp của quán ăn khá sạch sẽ Sau khi ăn trưa được 30 phút xe tiếp tục chạy về Phnom Penh . Từ cửa khẩu chạy về thành phố Phnom Penh các bạn phải đi qua phà Neak Loeung Ferry, người Việt Nam mình gọi phà này là phà Hố Lương, mất khoảng 2h. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_07 Từ phà Hố Lương xe chạy vào trung tâm Thành phố Phnom Penh khoảng 60km. Vậy là bạn phải mất hơn 3h để đi từ cửa khẩu vào trung tâm thành phố Phnom Penh, trước khi vào Thành phố Phnom Penh bạn phải qua cây cầu, người VN mình gọi cầu này là cầu Sài Gòn vì nó khá giống cầu Sài Gòn của mình về kiến trúc, người Cam thì gọi nó là cầu Mía. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_08Thành phố Phnom Penh Xe Tuk Tuk trên đường phố Campuchia thì rất nhiều, nhưng đa phần là copy mẫu của Tuk Tuk Thái Lan, vì nó chỉ giống phần sau của Tuk Tuk Thái Lan, phía trước thì giống xe lôi của Việt Nam hơn. Chở 3 là cảnh thường gặp ở đây, nhưng họ chẳng bị cảnh sát hỏi thăm. Theo luật của Campuchia thì người ngồi phía trước phải đội nón bảo hiểm, nhưng họ cũng chẳng sợ. Nếu có đội thì họ cũng ít sử dụng loại nón bảo hiểm nửa đầu như ở VN. Tôi lang thang 2 ngày tại thành phố này nhưng không bao giờ thấy được 1 chiếc xe tay ga đắt tiền như ở Việt Nam. SH, PS, @, Piagio là thứ xa sỉ ở đất nước này. Điều đặc biệt ở Campuchia là ở thành phố không có taxi. Xe máy thì họ chọn hãng Suzuki hơn Honda. Bạn muốn mua quà tặng hãy xem kỹ “Made in” ở đâu nhé! vì tôi xem mấy món đều có xuất xứ của Việt Nam hết. Những ngày lang thang trên đường phố Phnom Penh, tôi nghe trong tiệm bán băng đĩa nhạc phát bài hát mà đã từng làm nên tên tuổi của ca sĩ Khánh Ngọc & Nhật Tinh Anh (Vầng Trăng Khóc) bằng tiếng Campuchia. Có người bạn làm phóng viên báo kể tôi nghe việc đạo nhạc bài hát trên của nhạc sĩ NVC… Nghe bài này bằng tiếng Camp hay hay làm sao, tôi chỉ ngừng lại để nghe xem thử mình có nghe lộn không, nhưng thật sự đúng là giai điệu của Vầng Trăng Khóc. Tôi phì cười và tiếp tục đi vào chợ làm đẹp ở góc đường 13-144, trong chợ này có trên 100 tiệm làm tóc, móng… Bên ngoài đường 13 đối diện cổng vào chợ này có một tiệm bán phụ liệu tóc do người Việt Nam làm chủ. Tại góc đường 13-130 là nơi mà người Việt mình sinh sống , tôi có nói chuyện với 1 cô bé người Việt tên Dung tại đây rất nhiệt tình. Tại thành phố Phnom Penh các bạn vẫn có thể đổi được từ tiền Việt Nam sang tiền Ria nhưng sẽ bị mất giá, tốt nhất là bạn chuẩn bị tiền USD tại Việt Nam, đồng 1USD – 5USD rất thông dụng tại đây. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_091usd = 4150 Ria, 1000 Ria = 4000Vnd

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết. Một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc. Tôi xin viết ra đây những kinh nghiệm của mình để giúp một phần nào đó cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi và muốn khám phá đất nước Campuchia mến khách, người dân luôn nở nụ cười với tất cả các du khách Việt Nam. Tôi bắt đầu chuyến đi tại số 301 đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM vì tôi đi xe của hãng Sorya. Nếu các bạn đi xe của hãng Sapaco thì sẽ khởi hành tại 309 Phạm Ngũ Lão Quận 1, TP.HCM. Xe của hãng Sorya thì do người Campuchia điều hành nên họ chỉ sử dụng 2 thứ tiếng: Campuchia & Tiếng Anh. Nếu các bạn ngại về vấn đề ngôn ngữ có thể chọn xe của hãng Sapaco do người Việt Nam mình điều hành nhưng giá sẽ mắc hơn 2 USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_01Xe của hãng Sorya khởi hành tại 301 Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM Vé nội địa của Cam-pu-chia đi từ Phnom Penh đến Siem Riep với giá 10 USD/lượt nhưng nếu bạn mua vé khứ hồi sẽ được giảm chỉ còn 9,5/USD/lượt. Bạn có thể mua vé khứ hồi của hãng Sapaco hoặc Sorya tại TP.HCM cho lượt đi thẳng tới Siem Riep và trở về TP.HCM luôn. Một điều rất quan trọng mà bạn không được phép quên, đó là khi đến cửa khẩu Mộc Bài, trước khi vào phòng check in, bạn phải mua 1 sim số điện thoại của Campuchia, vì nếu vào đất Camp rồi nếu muốn mua bạn phải có hộ khẩu thường trú. Có sim này bạn có thể gọi cho khách sạn trước khi bạn đến và xem họ đã giữ phòng cho bạn chưa? Sim này được bán với giá 100.000VND tại cửa khẩu, tài khoản trong sim là 3USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_02Xe chuẩn bị chạy qua đất Camp Để sang đất nước Campuchia các bạn phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Từ TP.HCM đến cửa khẩu này khoảng 78 km, xe buýt chạy ít nhất phải mất 1 tiếng 30 phút. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_03Cửa khẩu Mộc Bài, nơi giáp ranh giữa Tây Ninh, Việt Nam và Campuchia Đi vào ngày thường thì có thể bạn chỉ mất khoảng 1:30p để làm thủ tục, nhưng hôm đó tôi đi nhằm ngày lễ nên rất đông khách. Tôi bị kẹt tại đây hơn 3h. Nếu bạn chịu không nổi cảnh ngột ngạt này thì tôi sẽ chỉ bạn cách nhanh nhất, là bạn phải trả cho những người mặc áo xanh làm giùm bạn. Mỗi passport được đóng thị thực bạn phải trả 50.000vnd, họ chỉ mất 5 phút làm cho bạn thôi. Đúng là ở đâu cũng có kẽ hở, tôi quan sát kỹ lắm vấn đề này. Hình dưới đây tôi phải chụp lén vì nếu bị phát hiện bạn sẽ bị tịch thu máy. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_04 Những người mặc áo xanh này họ sẽ ”giúp” các bạn làm thị thực rất nhanh chỉ với 50.000vnd cho mỗi Passport. Vừa qua cửa khẩu, bạn phải tiếp tục photocopy cái passport của bạn và phải xếp hàng để làm thủ tục. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_05Phía sau là sòng bạc nổi tiếng, khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần Xe vừa qua cửa khẩu chừng 1km là tấp vào quán ăn. Ở đây bán thức ăn khá đắt và có lẽ sẽ không hợp khẩu vị với người Việt Nam. Chỉ được một cái là cơm ngon hơn ở Việt Nam, một dĩa cơm trung bình khoảng 35- 40000VND. Bạn có thể trả bằng tiền Việt Nam tại đây. Quán này chỉ có 1 anh chàng đầu trọc là biết tiếng Việt Nam còn lại chẳng có ai nói được kể cả tiếng Anh. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_06Cảnh làm bếp của quán ăn khá sạch sẽ Sau khi ăn trưa được 30 phút xe tiếp tục chạy về Phnom Penh . Từ cửa khẩu chạy về thành phố Phnom Penh các bạn phải đi qua phà Neak Loeung Ferry, người Việt Nam mình gọi phà này là phà Hố Lương, mất khoảng 2h. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_07 Từ phà Hố Lương xe chạy vào trung tâm Thành phố Phnom Penh khoảng 60km. Vậy là bạn phải mất hơn 3h để đi từ cửa khẩu vào trung tâm thành phố Phnom Penh, trước khi vào Thành phố Phnom Penh bạn phải qua cây cầu, người VN mình gọi cầu này là cầu Sài Gòn vì nó khá giống cầu Sài Gòn của mình về kiến trúc, người Cam thì gọi nó là cầu Mía. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_08Thành phố Phnom Penh Xe Tuk Tuk trên đường phố Campuchia thì rất nhiều, nhưng đa phần là copy mẫu của Tuk Tuk Thái Lan, vì nó chỉ giống phần sau của Tuk Tuk Thái Lan, phía trước thì giống xe lôi của Việt Nam hơn. Chở 3 là cảnh thường gặp ở đây, nhưng họ chẳng bị cảnh sát hỏi thăm. Theo luật của Campuchia thì người ngồi phía trước phải đội nón bảo hiểm, nhưng họ cũng chẳng sợ. Nếu có đội thì họ cũng ít sử dụng loại nón bảo hiểm nửa đầu như ở VN. Tôi lang thang 2 ngày tại thành phố này nhưng không bao giờ thấy được 1 chiếc xe tay ga đắt tiền như ở Việt Nam. SH, PS, @, Piagio là thứ xa sỉ ở đất nước này. Điều đặc biệt ở Campuchia là ở thành phố không có taxi. Xe máy thì họ chọn hãng Suzuki hơn Honda. Bạn muốn mua quà tặng hãy xem kỹ “Made in” ở đâu nhé! vì tôi xem mấy món đều có xuất xứ của Việt Nam hết. Những ngày lang thang trên đường phố Phnom Penh, tôi nghe trong tiệm bán băng đĩa nhạc phát bài hát mà đã từng làm nên tên tuổi của ca sĩ Khánh Ngọc & Nhật Tinh Anh (Vầng Trăng Khóc) bằng tiếng Campuchia. Có người bạn làm phóng viên báo kể tôi nghe việc đạo nhạc bài hát trên của nhạc sĩ NVC… Nghe bài này bằng tiếng Camp hay hay làm sao, tôi chỉ ngừng lại để nghe xem thử mình có nghe lộn không, nhưng thật sự đúng là giai điệu của Vầng Trăng Khóc. Tôi phì cười và tiếp tục đi vào chợ làm đẹp ở góc đường 13-144, trong chợ này có trên 100 tiệm làm tóc, móng… Bên ngoài đường 13 đối diện cổng vào chợ này có một tiệm bán phụ liệu tóc do người Việt Nam làm chủ. Tại góc đường 13-130 là nơi mà người Việt mình sinh sống , tôi có nói chuyện với 1 cô bé người Việt tên Dung tại đây rất nhiệt tình. Tại thành phố Phnom Penh các bạn vẫn có thể đổi được từ tiền Việt Nam sang tiền Ria nhưng sẽ bị mất giá, tốt nhất là bạn chuẩn bị tiền USD tại Việt Nam, đồng 1USD – 5USD rất thông dụng tại đây. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_091usd = 4150 Ria, 1000 Ria = 4000Vnd

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết. Một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc. Tôi xin viết ra đây những kinh nghiệm của mình để giúp một phần nào đó cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi và muốn khám phá đất nước Campuchia mến khách, người dân luôn nở nụ cười với tất cả các du khách Việt Nam. Tôi bắt đầu chuyến đi tại số 301 đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM vì tôi đi xe của hãng Sorya. Nếu các bạn đi xe của hãng Sapaco thì sẽ khởi hành tại 309 Phạm Ngũ Lão Quận 1, TP.HCM. Xe của hãng Sorya thì do người Campuchia điều hành nên họ chỉ sử dụng 2 thứ tiếng: Campuchia & Tiếng Anh. Nếu các bạn ngại về vấn đề ngôn ngữ có thể chọn xe của hãng Sapaco do người Việt Nam mình điều hành nhưng giá sẽ mắc hơn 2 USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_01Xe của hãng Sorya khởi hành tại 301 Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM Vé nội địa của Cam-pu-chia đi từ Phnom Penh đến Siem Riep với giá 10 USD/lượt nhưng nếu bạn mua vé khứ hồi sẽ được giảm chỉ còn 9,5/USD/lượt. Bạn có thể mua vé khứ hồi của hãng Sapaco hoặc Sorya tại TP.HCM cho lượt đi thẳng tới Siem Riep và trở về TP.HCM luôn. Một điều rất quan trọng mà bạn không được phép quên, đó là khi đến cửa khẩu Mộc Bài, trước khi vào phòng check in, bạn phải mua 1 sim số điện thoại của Campuchia, vì nếu vào đất Camp rồi nếu muốn mua bạn phải có hộ khẩu thường trú. Có sim này bạn có thể gọi cho khách sạn trước khi bạn đến và xem họ đã giữ phòng cho bạn chưa? Sim này được bán với giá 100.000VND tại cửa khẩu, tài khoản trong sim là 3USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_02Xe chuẩn bị chạy qua đất Camp Để sang đất nước Campuchia các bạn phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Từ TP.HCM đến cửa khẩu này khoảng 78 km, xe buýt chạy ít nhất phải mất 1 tiếng 30 phút. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_03Cửa khẩu Mộc Bài, nơi giáp ranh giữa Tây Ninh, Việt Nam và Campuchia Đi vào ngày thường thì có thể bạn chỉ mất khoảng 1:30p để làm thủ tục, nhưng hôm đó tôi đi nhằm ngày lễ nên rất đông khách. Tôi bị kẹt tại đây hơn 3h. Nếu bạn chịu không nổi cảnh ngột ngạt này thì tôi sẽ chỉ bạn cách nhanh nhất, là bạn phải trả cho những người mặc áo xanh làm giùm bạn. Mỗi passport được đóng thị thực bạn phải trả 50.000vnd, họ chỉ mất 5 phút làm cho bạn thôi. Đúng là ở đâu cũng có kẽ hở, tôi quan sát kỹ lắm vấn đề này. Hình dưới đây tôi phải chụp lén vì nếu bị phát hiện bạn sẽ bị tịch thu máy. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_04 Những người mặc áo xanh này họ sẽ ”giúp” các bạn làm thị thực rất nhanh chỉ với 50.000vnd cho mỗi Passport. Vừa qua cửa khẩu, bạn phải tiếp tục photocopy cái passport của bạn và phải xếp hàng để làm thủ tục. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_05Phía sau là sòng bạc nổi tiếng, khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần Xe vừa qua cửa khẩu chừng 1km là tấp vào quán ăn. Ở đây bán thức ăn khá đắt và có lẽ sẽ không hợp khẩu vị với người Việt Nam. Chỉ được một cái là cơm ngon hơn ở Việt Nam, một dĩa cơm trung bình khoảng 35- 40000VND. Bạn có thể trả bằng tiền Việt Nam tại đây. Quán này chỉ có 1 anh chàng đầu trọc là biết tiếng Việt Nam còn lại chẳng có ai nói được kể cả tiếng Anh. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_06Cảnh làm bếp của quán ăn khá sạch sẽ Sau khi ăn trưa được 30 phút xe tiếp tục chạy về Phnom Penh . Từ cửa khẩu chạy về thành phố Phnom Penh các bạn phải đi qua phà Neak Loeung Ferry, người Việt Nam mình gọi phà này là phà Hố Lương, mất khoảng 2h. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_07 Từ phà Hố Lương xe chạy vào trung tâm Thành phố Phnom Penh khoảng 60km. Vậy là bạn phải mất hơn 3h để đi từ cửa khẩu vào trung tâm thành phố Phnom Penh, trước khi vào Thành phố Phnom Penh bạn phải qua cây cầu, người VN mình gọi cầu này là cầu Sài Gòn vì nó khá giống cầu Sài Gòn của mình về kiến trúc, người Cam thì gọi nó là cầu Mía. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_08Thành phố Phnom Penh Xe Tuk Tuk trên đường phố Campuchia thì rất nhiều, nhưng đa phần là copy mẫu của Tuk Tuk Thái Lan, vì nó chỉ giống phần sau của Tuk Tuk Thái Lan, phía trước thì giống xe lôi của Việt Nam hơn. Chở 3 là cảnh thường gặp ở đây, nhưng họ chẳng bị cảnh sát hỏi thăm. Theo luật của Campuchia thì người ngồi phía trước phải đội nón bảo hiểm, nhưng họ cũng chẳng sợ. Nếu có đội thì họ cũng ít sử dụng loại nón bảo hiểm nửa đầu như ở VN. Tôi lang thang 2 ngày tại thành phố này nhưng không bao giờ thấy được 1 chiếc xe tay ga đắt tiền như ở Việt Nam. SH, PS, @, Piagio là thứ xa sỉ ở đất nước này. Điều đặc biệt ở Campuchia là ở thành phố không có taxi. Xe máy thì họ chọn hãng Suzuki hơn Honda. Bạn muốn mua quà tặng hãy xem kỹ “Made in” ở đâu nhé! vì tôi xem mấy món đều có xuất xứ của Việt Nam hết. Những ngày lang thang trên đường phố Phnom Penh, tôi nghe trong tiệm bán băng đĩa nhạc phát bài hát mà đã từng làm nên tên tuổi của ca sĩ Khánh Ngọc & Nhật Tinh Anh (Vầng Trăng Khóc) bằng tiếng Campuchia. Có người bạn làm phóng viên báo kể tôi nghe việc đạo nhạc bài hát trên của nhạc sĩ NVC… Nghe bài này bằng tiếng Camp hay hay làm sao, tôi chỉ ngừng lại để nghe xem thử mình có nghe lộn không, nhưng thật sự đúng là giai điệu của Vầng Trăng Khóc. Tôi phì cười và tiếp tục đi vào chợ làm đẹp ở góc đường 13-144, trong chợ này có trên 100 tiệm làm tóc, móng… Bên ngoài đường 13 đối diện cổng vào chợ này có một tiệm bán phụ liệu tóc do người Việt Nam làm chủ. Tại góc đường 13-130 là nơi mà người Việt mình sinh sống , tôi có nói chuyện với 1 cô bé người Việt tên Dung tại đây rất nhiệt tình. Tại thành phố Phnom Penh các bạn vẫn có thể đổi được từ tiền Việt Nam sang tiền Ria nhưng sẽ bị mất giá, tốt nhất là bạn chuẩn bị tiền USD tại Việt Nam, đồng 1USD – 5USD rất thông dụng tại đây. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_091usd = 4150 Ria, 1000 Ria = 4000Vnd

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết. Một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc. Tôi xin viết ra đây những kinh nghiệm của mình để giúp một phần nào đó cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi và muốn khám phá đất nước Campuchia mến khách, người dân luôn nở nụ cười với tất cả các du khách Việt Nam. Tôi bắt đầu chuyến đi tại số 301 đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM vì tôi đi xe của hãng Sorya. Nếu các bạn đi xe của hãng Sapaco thì sẽ khởi hành tại 309 Phạm Ngũ Lão Quận 1, TP.HCM. Xe của hãng Sorya thì do người Campuchia điều hành nên họ chỉ sử dụng 2 thứ tiếng: Campuchia & Tiếng Anh. Nếu các bạn ngại về vấn đề ngôn ngữ có thể chọn xe của hãng Sapaco do người Việt Nam mình điều hành nhưng giá sẽ mắc hơn 2 USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_01Xe của hãng Sorya khởi hành tại 301 Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM Vé nội địa của Cam-pu-chia đi từ Phnom Penh đến Siem Riep với giá 10 USD/lượt nhưng nếu bạn mua vé khứ hồi sẽ được giảm chỉ còn 9,5/USD/lượt. Bạn có thể mua vé khứ hồi của hãng Sapaco hoặc Sorya tại TP.HCM cho lượt đi thẳng tới Siem Riep và trở về TP.HCM luôn. Một điều rất quan trọng mà bạn không được phép quên, đó là khi đến cửa khẩu Mộc Bài, trước khi vào phòng check in, bạn phải mua 1 sim số điện thoại của Campuchia, vì nếu vào đất Camp rồi nếu muốn mua bạn phải có hộ khẩu thường trú. Có sim này bạn có thể gọi cho khách sạn trước khi bạn đến và xem họ đã giữ phòng cho bạn chưa? Sim này được bán với giá 100.000VND tại cửa khẩu, tài khoản trong sim là 3USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_02Xe chuẩn bị chạy qua đất Camp Để sang đất nước Campuchia các bạn phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Từ TP.HCM đến cửa khẩu này khoảng 78 km, xe buýt chạy ít nhất phải mất 1 tiếng 30 phút. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_03Cửa khẩu Mộc Bài, nơi giáp ranh giữa Tây Ninh, Việt Nam và Campuchia Đi vào ngày thường thì có thể bạn chỉ mất khoảng 1:30p để làm thủ tục, nhưng hôm đó tôi đi nhằm ngày lễ nên rất đông khách. Tôi bị kẹt tại đây hơn 3h. Nếu bạn chịu không nổi cảnh ngột ngạt này thì tôi sẽ chỉ bạn cách nhanh nhất, là bạn phải trả cho những người mặc áo xanh làm giùm bạn. Mỗi passport được đóng thị thực bạn phải trả 50.000vnd, họ chỉ mất 5 phút làm cho bạn thôi. Đúng là ở đâu cũng có kẽ hở, tôi quan sát kỹ lắm vấn đề này. Hình dưới đây tôi phải chụp lén vì nếu bị phát hiện bạn sẽ bị tịch thu máy. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_04 Những người mặc áo xanh này họ sẽ ”giúp” các bạn làm thị thực rất nhanh chỉ với 50.000vnd cho mỗi Passport. Vừa qua cửa khẩu, bạn phải tiếp tục photocopy cái passport của bạn và phải xếp hàng để làm thủ tục. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_05Phía sau là sòng bạc nổi tiếng, khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần Xe vừa qua cửa khẩu chừng 1km là tấp vào quán ăn. Ở đây bán thức ăn khá đắt và có lẽ sẽ không hợp khẩu vị với người Việt Nam. Chỉ được một cái là cơm ngon hơn ở Việt Nam, một dĩa cơm trung bình khoảng 35- 40000VND. Bạn có thể trả bằng tiền Việt Nam tại đây. Quán này chỉ có 1 anh chàng đầu trọc là biết tiếng Việt Nam còn lại chẳng có ai nói được kể cả tiếng Anh. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_06Cảnh làm bếp của quán ăn khá sạch sẽ Sau khi ăn trưa được 30 phút xe tiếp tục chạy về Phnom Penh . Từ cửa khẩu chạy về thành phố Phnom Penh các bạn phải đi qua phà Neak Loeung Ferry, người Việt Nam mình gọi phà này là phà Hố Lương, mất khoảng 2h. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_07 Từ phà Hố Lương xe chạy vào trung tâm Thành phố Phnom Penh khoảng 60km. Vậy là bạn phải mất hơn 3h để đi từ cửa khẩu vào trung tâm thành phố Phnom Penh, trước khi vào Thành phố Phnom Penh bạn phải qua cây cầu, người VN mình gọi cầu này là cầu Sài Gòn vì nó khá giống cầu Sài Gòn của mình về kiến trúc, người Cam thì gọi nó là cầu Mía. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_08Thành phố Phnom Penh Xe Tuk Tuk trên đường phố Campuchia thì rất nhiều, nhưng đa phần là copy mẫu của Tuk Tuk Thái Lan, vì nó chỉ giống phần sau của Tuk Tuk Thái Lan, phía trước thì giống xe lôi của Việt Nam hơn. Chở 3 là cảnh thường gặp ở đây, nhưng họ chẳng bị cảnh sát hỏi thăm. Theo luật của Campuchia thì người ngồi phía trước phải đội nón bảo hiểm, nhưng họ cũng chẳng sợ. Nếu có đội thì họ cũng ít sử dụng loại nón bảo hiểm nửa đầu như ở VN. Tôi lang thang 2 ngày tại thành phố này nhưng không bao giờ thấy được 1 chiếc xe tay ga đắt tiền như ở Việt Nam. SH, PS, @, Piagio là thứ xa sỉ ở đất nước này. Điều đặc biệt ở Campuchia là ở thành phố không có taxi. Xe máy thì họ chọn hãng Suzuki hơn Honda. Bạn muốn mua quà tặng hãy xem kỹ “Made in” ở đâu nhé! vì tôi xem mấy món đều có xuất xứ của Việt Nam hết. Những ngày lang thang trên đường phố Phnom Penh, tôi nghe trong tiệm bán băng đĩa nhạc phát bài hát mà đã từng làm nên tên tuổi của ca sĩ Khánh Ngọc & Nhật Tinh Anh (Vầng Trăng Khóc) bằng tiếng Campuchia. Có người bạn làm phóng viên báo kể tôi nghe việc đạo nhạc bài hát trên của nhạc sĩ NVC… Nghe bài này bằng tiếng Camp hay hay làm sao, tôi chỉ ngừng lại để nghe xem thử mình có nghe lộn không, nhưng thật sự đúng là giai điệu của Vầng Trăng Khóc. Tôi phì cười và tiếp tục đi vào chợ làm đẹp ở góc đường 13-144, trong chợ này có trên 100 tiệm làm tóc, móng… Bên ngoài đường 13 đối diện cổng vào chợ này có một tiệm bán phụ liệu tóc do người Việt Nam làm chủ. Tại góc đường 13-130 là nơi mà người Việt mình sinh sống , tôi có nói chuyện với 1 cô bé người Việt tên Dung tại đây rất nhiệt tình. Tại thành phố Phnom Penh các bạn vẫn có thể đổi được từ tiền Việt Nam sang tiền Ria nhưng sẽ bị mất giá, tốt nhất là bạn chuẩn bị tiền USD tại Việt Nam, đồng 1USD – 5USD rất thông dụng tại đây. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_091usd = 4150 Ria, 1000 Ria = 4000Vnd

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/
Những ai đã từng một lần bước chân tới đất nước Campuchia đều có cùng suy nghĩ và cảm nhận như tôi rằng đây là một đất nước vô cùng gần gũi và thân thiết. Một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và nhiều cảm xúc. Tôi xin viết ra đây những kinh nghiệm của mình để giúp một phần nào đó cho các bạn Việt Nam chuẩn bị đi và muốn khám phá đất nước Campuchia mến khách, người dân luôn nở nụ cười với tất cả các du khách Việt Nam. Tôi bắt đầu chuyến đi tại số 301 đường Phạm Ngũ Lão, TP.HCM vì tôi đi xe của hãng Sorya. Nếu các bạn đi xe của hãng Sapaco thì sẽ khởi hành tại 309 Phạm Ngũ Lão Quận 1, TP.HCM. Xe của hãng Sorya thì do người Campuchia điều hành nên họ chỉ sử dụng 2 thứ tiếng: Campuchia & Tiếng Anh. Nếu các bạn ngại về vấn đề ngôn ngữ có thể chọn xe của hãng Sapaco do người Việt Nam mình điều hành nhưng giá sẽ mắc hơn 2 USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_01Xe của hãng Sorya khởi hành tại 301 Phạm Ngũ Lão, Q1. TPHCM Vé nội địa của Cam-pu-chia đi từ Phnom Penh đến Siem Riep với giá 10 USD/lượt nhưng nếu bạn mua vé khứ hồi sẽ được giảm chỉ còn 9,5/USD/lượt. Bạn có thể mua vé khứ hồi của hãng Sapaco hoặc Sorya tại TP.HCM cho lượt đi thẳng tới Siem Riep và trở về TP.HCM luôn. Một điều rất quan trọng mà bạn không được phép quên, đó là khi đến cửa khẩu Mộc Bài, trước khi vào phòng check in, bạn phải mua 1 sim số điện thoại của Campuchia, vì nếu vào đất Camp rồi nếu muốn mua bạn phải có hộ khẩu thường trú. Có sim này bạn có thể gọi cho khách sạn trước khi bạn đến và xem họ đã giữ phòng cho bạn chưa? Sim này được bán với giá 100.000VND tại cửa khẩu, tài khoản trong sim là 3USD. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_02Xe chuẩn bị chạy qua đất Camp Để sang đất nước Campuchia các bạn phải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Từ TP.HCM đến cửa khẩu này khoảng 78 km, xe buýt chạy ít nhất phải mất 1 tiếng 30 phút. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_03Cửa khẩu Mộc Bài, nơi giáp ranh giữa Tây Ninh, Việt Nam và Campuchia Đi vào ngày thường thì có thể bạn chỉ mất khoảng 1:30p để làm thủ tục, nhưng hôm đó tôi đi nhằm ngày lễ nên rất đông khách. Tôi bị kẹt tại đây hơn 3h. Nếu bạn chịu không nổi cảnh ngột ngạt này thì tôi sẽ chỉ bạn cách nhanh nhất, là bạn phải trả cho những người mặc áo xanh làm giùm bạn. Mỗi passport được đóng thị thực bạn phải trả 50.000vnd, họ chỉ mất 5 phút làm cho bạn thôi. Đúng là ở đâu cũng có kẽ hở, tôi quan sát kỹ lắm vấn đề này. Hình dưới đây tôi phải chụp lén vì nếu bị phát hiện bạn sẽ bị tịch thu máy. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_04 Những người mặc áo xanh này họ sẽ ”giúp” các bạn làm thị thực rất nhanh chỉ với 50.000vnd cho mỗi Passport. Vừa qua cửa khẩu, bạn phải tiếp tục photocopy cái passport của bạn và phải xếp hàng để làm thủ tục. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_05Phía sau là sòng bạc nổi tiếng, khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần Xe vừa qua cửa khẩu chừng 1km là tấp vào quán ăn. Ở đây bán thức ăn khá đắt và có lẽ sẽ không hợp khẩu vị với người Việt Nam. Chỉ được một cái là cơm ngon hơn ở Việt Nam, một dĩa cơm trung bình khoảng 35- 40000VND. Bạn có thể trả bằng tiền Việt Nam tại đây. Quán này chỉ có 1 anh chàng đầu trọc là biết tiếng Việt Nam còn lại chẳng có ai nói được kể cả tiếng Anh. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_06Cảnh làm bếp của quán ăn khá sạch sẽ Sau khi ăn trưa được 30 phút xe tiếp tục chạy về Phnom Penh . Từ cửa khẩu chạy về thành phố Phnom Penh các bạn phải đi qua phà Neak Loeung Ferry, người Việt Nam mình gọi phà này là phà Hố Lương, mất khoảng 2h. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_07 Từ phà Hố Lương xe chạy vào trung tâm Thành phố Phnom Penh khoảng 60km. Vậy là bạn phải mất hơn 3h để đi từ cửa khẩu vào trung tâm thành phố Phnom Penh, trước khi vào Thành phố Phnom Penh bạn phải qua cây cầu, người VN mình gọi cầu này là cầu Sài Gòn vì nó khá giống cầu Sài Gòn của mình về kiến trúc, người Cam thì gọi nó là cầu Mía. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_08Thành phố Phnom Penh Xe Tuk Tuk trên đường phố Campuchia thì rất nhiều, nhưng đa phần là copy mẫu của Tuk Tuk Thái Lan, vì nó chỉ giống phần sau của Tuk Tuk Thái Lan, phía trước thì giống xe lôi của Việt Nam hơn. Chở 3 là cảnh thường gặp ở đây, nhưng họ chẳng bị cảnh sát hỏi thăm. Theo luật của Campuchia thì người ngồi phía trước phải đội nón bảo hiểm, nhưng họ cũng chẳng sợ. Nếu có đội thì họ cũng ít sử dụng loại nón bảo hiểm nửa đầu như ở VN. Tôi lang thang 2 ngày tại thành phố này nhưng không bao giờ thấy được 1 chiếc xe tay ga đắt tiền như ở Việt Nam. SH, PS, @, Piagio là thứ xa sỉ ở đất nước này. Điều đặc biệt ở Campuchia là ở thành phố không có taxi. Xe máy thì họ chọn hãng Suzuki hơn Honda. Bạn muốn mua quà tặng hãy xem kỹ “Made in” ở đâu nhé! vì tôi xem mấy món đều có xuất xứ của Việt Nam hết. Những ngày lang thang trên đường phố Phnom Penh, tôi nghe trong tiệm bán băng đĩa nhạc phát bài hát mà đã từng làm nên tên tuổi của ca sĩ Khánh Ngọc & Nhật Tinh Anh (Vầng Trăng Khóc) bằng tiếng Campuchia. Có người bạn làm phóng viên báo kể tôi nghe việc đạo nhạc bài hát trên của nhạc sĩ NVC… Nghe bài này bằng tiếng Camp hay hay làm sao, tôi chỉ ngừng lại để nghe xem thử mình có nghe lộn không, nhưng thật sự đúng là giai điệu của Vầng Trăng Khóc. Tôi phì cười và tiếp tục đi vào chợ làm đẹp ở góc đường 13-144, trong chợ này có trên 100 tiệm làm tóc, móng… Bên ngoài đường 13 đối diện cổng vào chợ này có một tiệm bán phụ liệu tóc do người Việt Nam làm chủ. Tại góc đường 13-130 là nơi mà người Việt mình sinh sống , tôi có nói chuyện với 1 cô bé người Việt tên Dung tại đây rất nhiệt tình. Tại thành phố Phnom Penh các bạn vẫn có thể đổi được từ tiền Việt Nam sang tiền Ria nhưng sẽ bị mất giá, tốt nhất là bạn chuẩn bị tiền USD tại Việt Nam, đồng 1USD – 5USD rất thông dụng tại đây. Du lich bui Campuchia PhnomPenh_091usd = 4150 Ria, 1000 Ria = 4000Vnd

Xem thêm tại http://www.hivietnam.net/vi/06/2013/nhat-ky-du-lich-bui-thanh-pho-phnom-penh-campuchia/