Những món ăn dân dã nhưng chứa đựng tinh túy của một nền văn hóa ẩm thực Phương Đông ,cùng Thái Dương Tourism khám phá những chuyến xe du lịch Campuchia trên miền đất của những ngôi đền và văn hóa ẩm thực đặt sắc này nha
Mắm bồ hóc:
Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm. Mắm bồ hóc một loại mắm chế biến theo nguyên tắc giữ được thực phẩm lâu bằng cách ướp muối và đường. Mắm bồ hóc, hay pohok, được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và cả những dân tộc Nam phần Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Khmer.
Khác với mắm của Việt Nam, mắm bồ hóc rất mặn do chỉ ướp muối và không màu. Đây được xem là món ăn đặc sản của Campuchia. Mắm bồ hóc có thể nấu bún nước lèo, nấu canh rất ngon ăn cùng rau ghém, hoa lục bình, bông súng, giá sống thái nhỏ cùng với thịt cá, ốc nấu nhừ chan vào.
(Nguồn: wikipedia, cẩm nang du lich)
Nhện rang :
Không phải là loại nhện nhỏ giăng mạng trong nhà, nhện rang ở đây là loại nhện đen to, mình đầy lông lá, vẫn thường trú ngụ tại những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt.
Quê hương của a-ping nằm ở thị trấn Skuon, cách thủ đô Phnôm Pênh 75km về phía Nam. Đây là vùng nằm ngay sát bìa rừng, nơi có các hang nhện dưới lòng đất, rất thuận tiện cho những người bắt nhện và chế biến món ăn đặc sản của mình.
Quê hương của a-ping nằm ở thị trấn Skuon, cách thủ đô Phnôm Pênh 75km về phía Nam. Đây là vùng nằm ngay sát bìa rừng, nơi có các hang nhện dưới lòng đất, rất thuận tiện cho những người bắt nhện và chế biến món ăn đặc sản của mình.
Không cầu kì hoa mĩ và trải qua nhiều công đoạn như các đặc sản khác ở nhiều nơi trên thế giới, nhện rang được chế biến khá đơn giản và có phần hoang dã, mang hơi hướng cuộc sống của những người dân quanh năm hoà hợp với rừng núi, thiên nhiên.
Nhện bắt trực tiếp từ hang, ướp nguyên cả con với muối, đường và một chút mì chính, rồi cho vào rang trong dầu cùng tỏi phi thơm. Rang nhện cho tới khi chân chúng cứng lại, mình chưa bị nứt là có thể đem ra thưởng thức. Nhện tẩm bột hay bọc đường sẽ làm người ăn khó lòng nhận ra những đám lông gần như vẫn còn nguyên vẹn của những chú nhện này.
Nhện rang giòn ở ngoài nhưng có vị bùi bùi, mềm xốp và hơi nhầy nhầy ở bên trong, nhất là phần thịt trắng ở bụng nhện. Những thứ mềm xốp ấy, ngoài thịt, có thể còn là nội tạng, trứng hay thậm chí là cả “phân” của chúng.
Vì không cần qua sơ chế hay bỏ đi bất cứ một bộ phận nào, nên ngay cả sau khi rang trông chúng vẫn không khác gì so với những con nhện sống. Khi từ từ đưa món ăn có hình dáng thú vị này vào miệng, chắc chắn người thưởng thức sẽ có cảm giác như mình đang ăn một con nhện sống chính hiệu.
Vì không cần qua sơ chế hay bỏ đi bất cứ một bộ phận nào, nên ngay cả sau khi rang trông chúng vẫn không khác gì so với những con nhện sống. Khi từ từ đưa món ăn có hình dáng thú vị này vào miệng, chắc chắn người thưởng thức sẽ có cảm giác như mình đang ăn một con nhện sống chính hiệu.
Những người dân Campuchia, đặc biệt là trẻ con rất thích thứ đồ ăn vặt này. Nhện rang không chứa nhiều chất đạm hay các chất bảo quản như những loại đồ ăn nhanh béo ngậy khác. Không những thế, những người phụ nữ Khmer tin rằng nhện rang là một phương thuốc rất tốt cho sắc đẹp, đặc biệt là sẽ khiến tóc dày và khoẻ hơn.
Từ khi nhện rang trở thành đặc sản và được những người dân đem bán, thị trấn Skuon luôn là địa điểm dừng chân thường xuyên của những chuyến xe buýt hay những chiếc taxi chở khách qua lại. Bán nhện rang cũng trở thành một nghề kiếm sống của những người dân ở đây. Những khay nhện rang là “đồ nghề” của những người hàng bán rong luôn đon đả chào mời khách và phục vụ tới tận cửa xe ô tô. Và vẫn luôn có cả một hàng dài những ô tô xếp hàng để chờ được phục vụ món ăn lạ miệng này.
(Nguồn: wikipedia, cẩm nang du lich)
Bún mắm Campuchia:
Cũng giống ở Việt nam, bún là món ăn bình dân, quen thuộc của người dân Campuchia, bất kể địa vị, tuổi tác. Điều đặc biệt làm nên sự hiếu kỳ với rất nhiều người thưởng thức các món bún của đất nước này chính là ở thứ gia vị có cái tên nghe đã gây tò mò đó là mắm pờ-hóc. Người Khmer ở Campuchia xem mắm pờ-hóc như đặc sản dùng để đãi khách quý đến thăm nhà và là nguyên liệu chính dùng nấu nước dùng trong các món bún. Chính thứ nguyên liệu đậm chất Khmer đó đã làm nên nét riêng và độc đáo trong ẩm thực của Campuchia.
Được làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt cùng với các gia vị khác như: muối, đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ nhất định, qua bàn tay của người Khmer đã tạo ra thứ mắm có một không hai trên thế giới. Điều làm nên sự thú vị của những tô bún nơi đây là ở chỗ nấu từ mắm cá nhưng vẫn thơm ngon, vị mặn ngọt vừa phải mà nước dùng vẫn trong, không có mùi tanh của cá mắm. Nhìn những tô bún bốc khói nghi ngút, hương ngạt ngào bay ra từ những nồi nước dùng nếu chưa một lần nghe nói chắc hẳn không ai đoán biết được nguyên liệu làm nên nó.
Để khử mùi gắt khó chịu và giữ lại vị ngọt ngào của mắm pờ-hóc, người Khmer có những bí quyết riêng nhưng chủ yếu vẫn là dùng gia vị truyền thống của Campuchia như trái chúc (còn gọi là chanh rừng), ngải bún… Tô bún nóng được ăn kèm với đậu đũa, rau muống. Bún mắm pờ-hóc Campuchia có vị thanh thanh của mắm, hương thơm dịu nhẹ, ngai ngái của ngải bún gợi nhớ đến hương vị của đất đai núi rừng hoang dã.
Từ mắm pờ-hóc người Campuchia đã sáng tạo ra nhiều món bún mang những hương vị khác nhau như: bún mắm pờ-hoc, bún Num-pờ-choc… tất cả đều là những món ăn bình dân nhưng cũng là những đặc sản nổi tiếng của người Campuchia và cộng đồng người Khmer.
Ngày nay các món bún làm từ mắm pờ-hóc của đất nước “hàng xóm” Campuchia xuất hiện rất nhiều tại miền Tây nam bộ của đất nước ta. Nếu có dịp bạn hãy thưởng thức để một lần được biết “vị” Khmer và cũng là để khám phá thêm về ẩm thực của đất nước này.
Hoa sầu đâu:
Hoa sầu đâu - một loại hoa thu họach từ cây sầu đâu ra hoa trong khoảng những tháng từ tháng 12-1-2-3 là một loại hoa được xem là đặc sản của Campuchia. Loài hoa này mang vị khá đắng giống mướp đắng nhưng vị đắng mang tính trầm - có vị thuốc, ăn xong có cảm giác vị ngọt nơi đầu lưỡi. Hoa sầu đâu được chế biến món ăn là trộn chung với khô (khô mực, khô cá, khô nai) xé nhỏ gọi là "gỏi sầu đâu".
Cách trộn món gỏi "hoa sầu đâu" nguyên liệu gồm: củ cải bào mỏng, dưa leo bào mỏng, nước mắm me, sau đó trộn cùng với hoa sầu đâu. Hoa sầu đâu khi trộn gỏi phải trụng sơ với nước sôi, tước bỏ xơ trên hoa rồi trộn chung với tất cả. Khô có thể trộn chung hoa là khô cá lóc, cá trê, cá sặc v.v. Cùng với "hoa sầu đâu" thì một số loại rau dân dã khá ngon khác được người dân Campuchia sử dụng như là một loại đặc sản như rau rừng, hoa lục bình, chùm ruột, bông súng…
Du lịch campuchia giá rẻ để tận hưởng những món ăn độc đáo trên bạn sẽ khám phá những điều mới lạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét