Trong suốt lịch sử Campuchia, các trào lưu tôn giáo đã ảnh hưởng và in dấu sâu sắc vào nghệ thuật của Campuchia. Phong cách nghệ thuật Khmer rất độc đáo là sự kết hợp giữa tín ngưỡng duy tâm bản địa với các tôn giáo gốc Ấn Độ là đạo Hindu và đạo Phật. Hai tôn giáo này cùng với chữ Phạn và các yếu tố khác của văn minh Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ thứ nhất.
Các nhà buôn từ các vùng biển Ấn Độ là những người truyền bá các luồng văn hóa này tới các thương cảng dọc bờ biển trong vịnh Thái Lan, sau đó được chế độ quân chủ của vương quốc Phù Nam tiếp nhận và phát triển. Tuỳ vào từng thời kỳ sau đó, văn hóa Campuchia bị ảnh hưởng bới văn hóa các quốc gia như Trung Quốc, Nhật và Thái.
Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15, Đế chế Angkor phát triển thịnh vượng và hùng mạnh tại vùng Tây Bắc Campuchia. Angkor chính là tên của kinh đô và đồng thời là tên của vương quốc đã thống trị vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm một phần lãnh thổ của Lào, Thái Lan và Việt Nam ngày nay. Vương quốc Angkor chịu ảnh hưởng của tôn giáo và hệ thống chính trị của Ấn Độ. Ngôn ngữ trong các văn bản chính thức là chữ Phạn, tuy nhiên văn nói vẫn dùng tiếng Khmer. Hàng loạt đền đài được xây dựng trong thời kỳ này, bao gồm cả Angkor Wat, Bayon và Angkor Thom đã chứng minh sức mạnh của Đế chế Angkor và sự huy hoàng của kiến trúc và nghệ thuật trang trí thời đó. Các thành tựu vô song trong nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và múa thời kỳ Angkor đã trở thành hình mẫu cho sự phát triển văn hóa trong các thời kỳ sau này.
Angkor rơi vào lãng quên sau khi kinh đô được dời về Phnom Penh vào thế kỷ 15, sau khi Angkor liên tục bị người Thái tấn công. Rừng rậm nhiệt đới nhanh chóng che phủ các đền đài, cung điện và dần phá hủy chúng. Trong các thế kỷ sau, các cuộc chiến liên miên đã làm suy giảm sự giàu có, hùng mạnh và cả lãnh thổ của các triều đại Campuchia. Tuy nhiên, một nhà nước độc lập với thủ đô là Phnom Penh vẫn tồn tại cho đến thế kỷ 19. Thành tựu quan trọng nhất của văn học Campuchia là Reamker (trường ca Ramayana bằng chữ Khmer) đã ra đời trong thời kỳ này.
Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15, Đế chế Angkor phát triển thịnh vượng và hùng mạnh tại vùng Tây Bắc Campuchia. Angkor chính là tên của kinh đô và đồng thời là tên của vương quốc đã thống trị vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm một phần lãnh thổ của Lào, Thái Lan và Việt Nam ngày nay. Vương quốc Angkor chịu ảnh hưởng của tôn giáo và hệ thống chính trị của Ấn Độ. Ngôn ngữ trong các văn bản chính thức là chữ Phạn, tuy nhiên văn nói vẫn dùng tiếng Khmer. Hàng loạt đền đài được xây dựng trong thời kỳ này, bao gồm cả Angkor Wat, Bayon và Angkor Thom đã chứng minh sức mạnh của Đế chế Angkor và sự huy hoàng của kiến trúc và nghệ thuật trang trí thời đó. Các thành tựu vô song trong nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và múa thời kỳ Angkor đã trở thành hình mẫu cho sự phát triển văn hóa trong các thời kỳ sau này.
Angkor rơi vào lãng quên sau khi kinh đô được dời về Phnom Penh vào thế kỷ 15, sau khi Angkor liên tục bị người Thái tấn công. Rừng rậm nhiệt đới nhanh chóng che phủ các đền đài, cung điện và dần phá hủy chúng. Trong các thế kỷ sau, các cuộc chiến liên miên đã làm suy giảm sự giàu có, hùng mạnh và cả lãnh thổ của các triều đại Campuchia. Tuy nhiên, một nhà nước độc lập với thủ đô là Phnom Penh vẫn tồn tại cho đến thế kỷ 19. Thành tựu quan trọng nhất của văn học Campuchia là Reamker (trường ca Ramayana bằng chữ Khmer) đã ra đời trong thời kỳ này.
Người Pháp bắt đầu đô hộ Campuchia từ năm 1863 đã khám phá các đền đài tại Angkor đầu thế kỷ 20 và bỏ công khôi phục chúng. Văn hóa truyền thống và các đền đài Angkor sau đó lại rơi vào cuộc nội chiến trong những năm 1970 đến 1990. Chế độ Khmer Đỏ vô thần loại bỏ tôn giáo và giáo dục ra khỏi xã hội, cấm tất cả mọi hoạt động nghệ thuật truyền thống và văn học.
Từ năm 1991, sau khi Hiệp đình hòa bình Campuchia được ký kết tại Paris, nhiều tổ chức quốc tế đã giúp chính phủ Campuchia trùng tu các đền đài Angkor và khôi phục các nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghệ thuật, kiến trúc và các nghề truyền thống
Để biểu thị sự trật tự và hài hòa của vũ trụ, các nghệ nhân và kiến trúc sư Angkor đã tạo nên các đền đài bằng đá biểu tượng cho vũ trụ và trang trí bằng các bước phù điêu đá hay tượng các vị thần Hindu và Phật. Tôn giáo ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bản của các ngôi đền, thường bao gồm một điện thờ trung tâm, một khoảng sân rộng, các bức tường bao quanh và hào nước phía ngoài các bức tường. Cấu trúc này chính là sự mô phỏng khung cảnh của ngọn núi Meru trong truyền thuyết của Hindu giáo. Hơn 60 ngôi đền như vậy vẫn còn tồn tại trong quần thể đền Angkor là địa điiểm du lịch campuchia mà quý khách thường xuyên đến.
Các tác phẩm điêu khắc đá
Thêm vào đó là những cây cầu đá và các hồ chứa nước được xây từ thời Angkor vẫn còn được sử dụng cho đến hôm nay. Tại Campuchia rất nhiều các công trình công cộng như Hoàng Cung được trang trí theo phong cách Khmer với các mô-típ chim thần Garuda, một huyền thoại của Hindu giáo.
Sau sự tàn lụi của văn hóa trong thời kỳ Khmer Đỏ, ngày nay văn hóa truyền thống và các nghề mỹ nghệ của Campuchia đang được khôi phục. Các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống rất phong phú ở Campuchia. Chủng loại của các sản phẩm này cũng vô cùng đa dạng, từ các loại trang sức bằng vàng bạc cho đến đồ nội thất bằng gỗ, lụa, điêu khắc đá, gốm sứ chất lượng cao, thuộc da và nhiều hàng hóa khác. Nghệ nhân Campuchia có con mắt nghệ thuật khá sắc xảo và kỹ thuật điêu luyện, rất nhiều sản phẩm ở đây được chế tác với kỹ thuật tinh xảo, nhất là các sản phẩm điêu khắc, đồ nội thất. Các nghề đáng lưu ý là dệt, trang sức, đan lát, chạm khắc gỗ, điêu khắc đá và vẽ. Các nghệ nhân dùng sợi bông để dệt khăn Krama với hình dạng một tấm vải hình chữ nhật dài có nhiều đường kẻ carô nhiều màu sắc. Sampot là một loại váy dành cho phụ nữ, với các đường trang trí tỉ mỉ nhiều tông màu và tết các sợi chỉ bằng vàng hoặc bạc, thường dệt bằng lụa theo kỹ thuật "ikat" để làm cho từng sợi vải bền chắc hơn. Nghề rèn lâu đời của Campuchia hầu như đã mai một cho đến khi người Pháp khôi phục lại đầu thế kỷ 20. Các nghệ nhân nghề bạc đã sản xuất rất nhiều sản phẩm phục vụ sinh hoạt con người trong suốt lịch sử Campuchia, như những khay trầu hình dạng các loài động vật, chạm khắc tinh xảo phục vụ cho thói quen nhai trầu của người dân.
Âm nhạc, múa và ca kịch
Dàn nhạc cổ "pinpeat" của Campuchia chủ yếu là bộ gõ, được trình diễn trong các buổi lễ tại các ngôi chùa và các dịp tế lễ dân gian khác, cũng như trong các tiết mục văn nghệ. Dàn nhạc bao gồm "roneat ek" (đàn tre giọng cao), "roneat thung" (đàn tre giọng thấp), "kongvong tut" và "kongvong thom" (dàn cồng nhỏ và dàn cồng lớn), "sampho" (trống hai mặt) "skor thom" (1 cặp trống lớn) và "sralai" (một loại sáo 4 âm vực).
Nghệ thuật múa cổ Campuchia là sự tái hiện sử thi Ramayana, ca ngợi người anh hùng Vilmiki Brahma, đấng tạo hóa của Hindu giáo. Nghệ thuật này có từ thế kỷ thứ 4 trên khắp lãnh thổ Ấn Độ và Nam Á với ít nhiều khác biệt ở từng địa phương. Tại Campuchia, sử thi này được chuyển thể vào âm nhạc và ca múa, được các vũ công hoàng gia trình diễn từ thế kỷ 18 trong các dịp lễ hội cùng với dàn nhạc cổ "pinpeat". Trong dân gian, sử thi này cũng được phổ biến rộng rãi qua hình thức truyền miệng hoặc các loại kịch dân gian như múa rối bóng (sử dụng một phông lớn để nhận bóng các con rối được chiếu bằng ánh sáng phía sau phông).
Nghệ thuật múa cung đình của người Khmer là một biến thể của nghệ thuật múa cung đình Ấn Độ, có nguồn gốc từ nhân vật apsara trong truyền thuyết Hindu giáo là những nàng tiên chuyên múa cho các vị thần. Văn hóa truyền thống của Thái Lan và đảo Java (Indonesia) cũng chịu ảnh hưởng của âm nhạc và ca múa cung đình này. Khi trình diễn, các vũ công apsara mặc trang phục bó sát người màu sáng và váy sampot, mũ hình các ngọn tháp màu vàng được trang trí vô cùng công phu, trình diễn các động tác múa chậm và tinh tế cùng với dàn nhạc "pinpeat".
Tại các làng mạc của Campuchia, kịch mặt nạ cũng được phổ biến khá rộng rãi, bên cạnh loại hình múa rối bóng truyền thống. Hình thức ca múa dân gian như múa lam vông cũng rất phổ biến và thường trình diễn với một dàn trống ngẫu hứng trong các dịp lẽ hội, ngày vui như: đám cưới, ngày mừng thọ, v.v.
Tag : vé xe đi camphuchia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét